Cách tính lãi suất vay ngân hàng như thế nào là đúng?

    I. Lãi suất cho vay

    Để có thể tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, trước tiên bạn nên hiểu rõ lãi suất cho vay là gì. Lãi suất cho vay chính là khoản tiền người vay phải trả cho ngân hàng tính trên số tiền ban đầu mà người vay vay. Lãi suất cho vay được các ngân hàng và ngân hàng nhà nước đề xuất ra sau khi làm việc với nhau. Lãi suất cho vay là khái niệm bắt buộc ai cũng cần biết và được biết khi bắt đầu kí hợp đồng tín dụng. Lãi suất cho vay trên hợp đồng có thể cố định hoặc thay đổi (sẽ được đề cập ở các phần sau kĩ hơn). Có một số khoản vay sẽ bị áp mức lãi suất cao khi rủi ro cao. Bởi lẽ, các ngân hàng khi cho vay cần đảm bảo tránh được khả năng thất thoát vốn. Ngoài ra, lãi suất cho vay thấp sẽ được áp dụng khi người vay chịu các điều khoản quản lí rõ ràng và vô cùng chặt chẽ của ngân hàng. Trong bất kì một hợp đồng kinh doanh nào, người vay cũng cần được đảm bảo cho ngân hàng khả năng lấy lại vốn. Hiện nay có rất nhiều ngân hàng đưa ra các chương trình cho vay hợp lí với lãi suất hỗ trợ cho các khách hàng cá nhân. Các khoản vay mà chúng ta thường gặp là: vay sản xuất hoặc kinh doanh, vay mua oto, vay mua nhà, vay mua đất, vay mua nhà dự án, vay du lịch. Trong rất nhiều các ngân hàng, bài viết này mình sẽ đề cập đến ba ngân hàng phổ biến ở Việt Nam hiện nay với các mức vay và lãi suất hấp dẫn phù hợp với tất cả mọi người.




    Vietcombank hiện nay đang triển khai chương trình An tam lãi suất đối với khách hàng cá nhân. Các khoản vay thường sẽ kéo dài từ 18 tháng cho tới 120 tháng là nhiều nhất. Bên cạnh Vietcombank, chúng ta có thể tham khảo thêm về lãi suất cho vay của Techbombank và Sacombank nhé.

    Vietcombank

    Kỳ han cố định

    Lãi suất ngân hàng (%/năm)

    18 tháng

    8.4

    24 tháng (2 năm)

    8.7

    36 tháng (3 năm)

    9.2

    60 tháng (5 năm)

    10.3

    84 tháng (7 năm)

    11.1

    120 tháng (10 năm)

    12.2

    Bảng1: Lãi suất ở ngân hàng Vietcombank



    Techcombank

    Sản phẩm vay

    Lãi suất ngân hàng (%/năm)

    Thời gian

    Mua bất động sản

    7.49

    25 năm

    Xây, sửa nhà

    7.49

    20 năm

    Mua oto

    6.49

    6 năm

    Kinh doanh

    7.49

    7 năm

    Vay du học

    10.99

    10 năm

    Bảng 2: Lãi suất ở ngân hàng Techcombank

    Sacombank

    Sản phẩm vay

    Lãi suất ngân hàng (%/năm)

    Thời gian

    Mua nhà

    8.5

    20 năm

    Mua xe

    8.5

    10 năm

    Sản xuất và kinh doanh

    8.5

    Linh hoạt

    Tiêu dùng

    7.49

    15 năm

    Du học

    7.8

    10 năm

    Bảng 3: Lãi suất ở ngân hàng Sacombank

    Bên dưới đây là một ví dụ về việc vay ngân hàng. Bạn vay 100 triệu đầu tư kinh doanh trong 48 tháng.

    Vậy lãi suất một tháng bạn phải trả là 7.49%/12= 0.6241%

    Số tiền một tháng bạn cần phải trả là: 100,000,000 :48 = 2,084,000 VNĐ

    Số tiền lãi một tháng bạn phải trả là: 100,000,000 x 0.6241% = 624,166 VNĐ

    II. Cách tính lãi suất vay ngân hàng

    Trước tiên để tính được lãi suất vay ngân hàng, bạn cần xác định các loại lãi suất: lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, lãi suất hỗn hợp





    1) Lãi suất cố định

    Cố định nghĩa là không thay đổi. Vậy lãi suất cố định chính là khi không có sự biến động về lãi suất trong thời gian cho vay.

    Ví dụ: Chị Quỳnh vay 300.000.000đ trong 1 năm với lãi suất 6.49% để mua oto tại ngân hàng Techcombank. Vậy hàng tháng tiền lãi chi Quỳnh phải chi trả là 300.000.000 x (6.49% :12)

    2) Lãi suất thả nổi

    Đây là dạng lãi suất có khả năng thay đổi theo quy định và các thay đổi của ngân hàng cho bạn vay. Ví dụ: chị Quỳnh vay ngân hàng tiền mua oto với lãi suất 6.49% trong vòng 6 tháng đầu năm. Sau 6 tháng đó, lãi suất sẽ thay đổ dựa theo quy định của ngân hàng Techcombank. Lãi suất sau 6 tháng đầu có thể cao hoặc thấp hơn so với lãi suất 6 tháng trước đó.

    3) Lãi suất hỗn hợp

    Đây là loại lãi suất tổng hợp của hai loại trên. Khoảng thời gian đầu có thể khoản vay của bạn sẽ được áp dụng lãi suất cố định. Vào một khoảng thời gian sau đó, lãi suất thả nổi sẽ được áp dụng dựa theo quy chế của ngân hàng đưa ra.

    Nói tóm lại cách tính lãi suất sẽ được tổng hợp trong công thức sau:

    Lãi phả trả/tháng = Số tiền dư nợ gốc x lãi suất (năm)/12 tháng

    III. Nên chọn cách tính lãi nào?

    Có hai cách tính lãi suất. Phương án đầu tiên là tính lãi suất trên dư nợ gốc sẽ được áp dụng y hệt công thức bên trên. Tuy nhiên đối với phương án tính lãi suất trên dư nợ giảm dần. Lãi suất sẽ được tính trên số nợ hiện tại.

    Tiền lãi tháng đầu = Tổng số tiền vay x lãi suất (năm)/12 tháng


    Tiền lãi các tháng tiếp theo = (tổng số tiền vay – số tiền đã trả) x lãi suất (năm)/12 tháng

    Tại các ngân hàng nhân viên thường tư vấn cho các khách hàng về hình thức trả lãi theo dư nợ gốc nhiều hơn, bởi lẽ khách hàng sẽ nắm chắc được số tiền lãi mình phải trả hàng tháng. Bên cạnh đó, có một số khách hàng, họ chọn lựa trả lãi dư nợ giảm dần bởi vì số tiền lãi hàng tháng sẽ giảm sau từng tháng. Sau nhiều công thức tính toán, cách trả lãi suất trên dư nợ gốc và trả lãi suất trên dư nợ hiện tại đều như nhau và không có sự khác biệt nào cả. Việc chọn cách tính lãi nào là do bản thân mỗi người vay lựa chọn.


    IV. Vay trả góp là gì?



    Vay trả góp là một khái niệm vô cùng phổ biến hiện nay. Hình thức vay tiêu dùng trả góp hiện nay đã được ứng dụng trong rất nhiều các hình thức và sản phẩm mua bán. Người ta thường mua điện thoại, mua xe hay mua các đồ điện tử gia dụng có trị giá cao bằng hình thức trả góp. Đối với hình thức này, người mua sẽ phải trả số tiền gốc và trả lãi dựa theo nợ gốc. Số tiền người vay phải trả là như nhua (hình thức trả trên dư nợ gốc). Vay tiêu dùng trả góp hiện nay cực kì tiện lợi bởi các ưu điểm nổi trội. Đâu tiên phải kể tới sự ít hạn chế trong số tiền vay. Hiện nay khả năng vay trả góp cao nhất là 500,000,000 VNĐ. Hơn nữa, hình thức vay trả góp cực kì nhanh nhẹn và không cần phải chờ đợi lâu. Tuy nhiên, trước khi vay trả góp bạn nên lựa chọn một tổ chức hoạt động và hỗ trợ cho vay thât uy tín tránh các trường hợp bị lừa đảo.

    V. Cách tính lãi suất trả góp trên số dư nợ gốc?

    Hiện nay có hai cách tính lãi suất mà ngân hàng đưa ra: lãi suất cố định và lãi suất giảm dần. Đối với lãi suất cố định thì bao nhiêu năm tháng bạn trả tiền vay thì lãi suất vẫn giữ nguyên và không thay đổi gì. Tuy nhiên đối với lãi suất giảm dần lại khác. Lãi suất giảm dần tỉ lệ thuận với số tiền bạn trả. Bạn càng trả được nhiều thì lãi suất của bạn càng giảm. Hầu hêt mọi người đều thích chọn phương án lãi suất giảm dần để có được hưởng ưu đãi hơn mà không còn bị lãi suất cao như ban đầu nữa.




    Cách tính lãi suất sẽ như sau. Ví dụ Chị Quỳnh hàng tháng phải trả 10,000,000 VNĐ và số tiền lãi phải trả qua các tháng

    Tháng 1 tiền lãi phải trả = 300,000,000 x (6.49%/12) =  1,622,500 VNĐ

    Tháng 2 tiền lãi phải trả =  (300,000,000 – 10,000,000)*(6.49%/12) = 1,568,416.67 VNĐ

    Tất cả các số liệu được thống nhât theo bảng dưới đây để bạn có thể hình dung được dễ hơn

     Tổng tiền trả

     Tiền gốc

     Tiền lãi

     Tiền còn lại

     Lãi suất

    1

    11,622,500.00

    10,000,000.00

    1,622,500.00

    290,000,000.00

    6.49%

    2

    11,568,416.67

    10,000,000.00

    1,568,416.67

    280,000,000.00

    6.49%

    3

    11,514,333.33

    10,000,000.00

    1,514,333.33

    270,000,000.00

    6.49%

    4

    11,460,250.00

    10,000,000.00

    1,460,250.00

    260,000,000.00

    6.49%

    5

    11,406,166.67

    10,000,000.00

    1,406,166.67

    250,000,000.00

    6.49%

    6

    11,352,083.33

    10,000,000.00

    1,352,083.33

    240,000,000.00

    6.49%

    7

    11,298,000.00

    10,000,000.00

    1,298,000.00

    230,000,000.00

    6.49%

    8

    11,243,916.67

    10,000,000.00

    1,243,916.67

    220,000,000.00

    6.49%

    9

    11,189,833.33

    10,000,000.00

    1,189,833.33

    210,000,000.00

    6.49%

    10

    11,135,750.00

    10,000,000.00

    1,135,750.00

    200,000,000.00

    6.49%

    11

    11,081,666.67

    10,000,000.00

    1,081,666.67

    190,000,000.00

    6.49%

    12

    11,027,583.33

    10,000,000.00

    1,027,583.33

    180,000,000.00

    6.49%



    Comments

    • December 7, 8.00
      D. jhon shikon milon

      Is this article helpful to you?

      LikeReply