Những thông tin cơ bản cần thiết về giao dịch chứng khoán. Các loại sàn chứng khoán Việt Nam. Một số sàn chứng khoán Việt Nam nổi bật nhất
1. Những thông tin cơ bản cần thiết về giao dịch chứng khoán
a. Một số định nghĩa
Đầu tư chứng khoán: là một hình thức đầu tư kiếm lời từ việc giao dịch chứng khoán hay các chỉ số chứng khoán. Có hai cách để đầu tư chứng khoán:
Đầu tư chứng khoán cơ sở: đây là hình thức giao dịch cổ phiếu, trái phiếu ở các sàn chứng khoán được niêm yết. Lợi nhuận thu được khi giá của cổ phiếu, trái phiếu bạn đã mua tăng giá.
Giao dịch chứng khoán phái sinh: Đây là hình thức đầu tư thông qua những công cụ phái sinh chẳng hạn như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn , giao dịch ký quỹ. Lợi nhuận thu về dựa trên sự chênh lệch giữa giá mua và bán tại theo như quy định trong hợp đồng.
Sàn giao dịch chứng khoán: là nơi để các nhà đầu tư trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán. Hiểu một cách nôm na thì sàn giao dịch chứng khoán giống như một siêu thị bày bán các mặt hàng chứng khoản như cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, hợp đồng thỏa thuận…Sàn chứng khoán có vai trò huy động vốn, tái phân phối, hợp tác quản lý, và là thước đo của nền kinh tế.
b. Địa điểm để giao dịch chứng khoán?
Bạn có thể giao dịch chứng khoán tại các sàn chứng khoán Việt Nam như HOSE, HNX, Upcom, OTC, SSI.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể tham gia đầu tư chứng khoán phái sinh thông qua các hợp đồng chênh lệch-CFD tại các sàn chứng khoán phái sinh online
c. Các loại sàn chứng khoán Việt Nam
Có hai loại sàn chứng khoán là sàn truyền thống và sàn online
Sàn chứng khoán truyền thống:
Sàn chứng khoán trực tuyến:
Do sự bất lợi của các sàn truyền thống và nhờ vào sự phát triển của công nghệ và mạng internet, chúng ta đã chứng kiến sự ra đời các sàn chứng khoán trực tuyến. Với loại sàn chứng khoán này, các nhà đầu tư đã có nhiều thuận lợi hơn cho việc giao dịch cũng như theo dõi và cập nhật tin tức. Ngày nay để giao dịch chứng khoán, bạn hoàn toàn có thể giao dịch tại căn nhà thoải mái của mình. Tất cả những gì bạn cần chỉ là máy tính nối mạng, hoặc điện thoại thông minh nối mạng.
2. Một số sàn chứng khoán Việt Nam nổi bật
2.1Sàn chứng khoán HCM
Sàn chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) là một đơn vị của ủy ban chứng khoán nhà nước, có trách nhiệm quản lý các giao dịch chứng khoán tại Việt Nam
Điều kiện niêm yết:
Vốn điều lệ >= 120 tỷ đồng
Thời gian hoạt động >2 năm.
ROE của năm gần đây nhất >= 5%
Trong 2 năm gần đây hoạt động kinh doanh phải có lãi.
Không có khoản nợ quá hạn trên 1 năm đồng thời không kinh doanh thua lỗ tính tới thời gian đăng ký niêm yết.
Công khai những khoản nợ cho những cổ đông lớn, BGĐ, HĐQT, và các bên liên quan.
Không vi phạm các quy định của pháp luật về kế toán và báo cáo tài chính
Số cổ đông giữ 20% cổ phần không được là cổ đông lớn, yêu cầu phải >= 300 số có thể biểu quyết.
Cổ đông mà có đại diện sở hữu phải là một thành viên của HĐQT, GĐ (Tổng Giám đốc), Ban kiểm soát, PGĐ và Kế toán trưởng.
Hồ sơ đăng ký hợp lệ.
Sản phẩm giao dịch
Trái phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF, chứng khoán phái sinh và giao dịch thỏa thuận.
2.2 Sàn chứng khoán HNX
Sàn HNX – (Sàn chứng khoán Hà Nội) là sàn có vốn hóa thị trường 197,273 tỷ đồng, là một đơn vị của UNCK nhà nước, hình thức hoạt động là công ty TNHH một thành viên dưới sự quản lý của nhà nước. Sàn có vai trò tổ chức quản lý, điều hành thị trường chứng khoán phát triển cơ sở hạ tầng, cộng với các sản phẩm mới để phát triển sàn chứng khoán Việt Nam, và thu hút đầu tư, huy động vốn.
Điều kiện niêm yết:
Vốn điều lệ >= 120 tỷ đồng
Thời gian hoạt động >2 năm.
ROE của năm gần đây nhất >= 5%
Trong 2 năm gần đây hoạt động kinh doanh phải có lãi.
Không có khoản nợ quá hạn trên 1 năm đồng thời không kinh doanh thua lỗ tính tới thời gian đăng ký niêm yết.
Công khai những khoản nợ cho những cổ đông lớn, BGĐ, HĐQT, và các bên liên quan.
Không vi phạm các quy định của pháp luật về kế toán và báo cáo tài chính
Số cổ đông giữ 20% cổ phần không được là cổ đông lớn, yêu cầu phải >= 300 số có thể biểu quyết.
Cổ đông mà có đại diện sở hữu phải là một thành viên của HĐQT, GĐ (Tổng Giám đốc), Ban kiểm soát, PGĐ và Kế toán trưởng.
Hồ sơ đăng ký hợp lệ
Sản phẩm giao dịch:
Trái phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF, chứng khoán phái sinh và giao dịch thỏa thuận.
2.3 Sàn chứng khoán SSI
Sàn chứng khoán SSI thuộc công ty chứng khoán SSI đồng thời là thành viên của sàn HOSE. SSI hiện có nhiều đối tác lớn và đã nằm trong top 50 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam. Sàn tập trung vào các giao dịch cá nhân. Nhược điểm của sàn là thu phí cao
2.4 Sàn chứng khoán FPT
Sàn có các nền tảng đầu tư an toàn và nhanh chóng. Sàn được đánh giá là rất uy tín vì có dịch vụ khách hàng tốt, công nghệ rất hiện đại, và đặc biệt là các doanh nghiệp trên sàn có tài chính mạnh tại thị trường Việt Nam.
2.5 Sàn Vndirect
Vndirect được thành lập bởi công ty IPA với định hướng tập trung vào mảng bán lẻ. Sàn cung cấp nền tảng đầu tư uy tín, dịch vụ khách hàng hỗ trợ 24/7. Đặc biệt sàn thu phí cực thấp chỉ tầm 0.15%. Sàn Vndirect luôn ở trong danh sách sàn hạng top 2 và 3 trên HNX và sàn HOSE.
2.6 Sàn chứng khoán VCB
Đây là sàn chứng khoán của ngân hàng Vietcombank , được thành lập vào năm 2002. Sàn cũng là thành viên uy tín của sàn HNX, và đang được cộng đồng đầu tư Việt Nam rất tin tưởng. Nhà đầu tư có thể mở tài khoản miễn phí, và được hỗ trợ các công cụ để phân tích thị trường, báo cáo tài chính và lời khuyên từ các chuyên gia.
2.7 Sàn chứng khoán BSC
Sàn chứng khoán BSC thuộc ngân hàng BIDV, được thành lập năm 1999. Sàn đang phát triển rất nhanh và có uy tín cao trong cộng đồng đầu tư. Sàn hỗ trợ khách hàng vay vốn với lãi suất thấp. Nhà đầu tư có thể rút tiền và nạp tiền siêu nhanh chóng.
2.8 Sàn chứng khoán VPS
Sàn VPS thuộc ngân hàng VP Bank, được thành lập năm 2006. Sàn có hệ thống đặt lệnh nhanh chóng, đơn giản Online trading hoặc qua cách gọi điện tới tổng đài. Sàn cũng có nền tảng giao dịch uy tín, hiện đại.
2.9 Sàn Upcom
Với các loại cổ phiếu hoặc trái phiếu không đủ chuẩn để được niêm yết tại HOSE và sàn HNX thì chúng có thể được niêm yết trên sàn Upcom. Đây là một sàn chứng khoán online ra đời năm 2009, sàn được quản lý bởi sở GDCK Hà Nội. Sàn chính là trạm trung chuyển của các loại cổ phiếu trước khi chúng được niêm yết tại HOSE và sàn HNX. Lượng chứng khoán tại sàn vì thế cũng rất lớn.
Lời kết: Hi vọng với bài viết ngày hôm nay các bạn đã có thể hình dung ra giao dịch chứng khoán, sàn chứng khoán và một số sàn chứng khoán Việt Nam nổi bật. Chúc các bạn thành công.
Comments
D. jhon shikon milon
Is this article helpful to you?
LikeReply