KYC là gì? Ý nghĩa và vai trò của KYC là gì? Một số câu hỏi thường gặp về KYC
Nếu đã tham gia vào thế giới tài chính dù ít hay nhiều bạn đã nghe tới những thuật ngữ chuyên môn nhưng phổ biến rộng dãi là AML và KYC. Đây là những thuật ngữ quan trọng và phục vụ những mục đích cũng hết sức quan trọng cho các tổ chức tài chính và cho cả khách hàng. Là một nhà đầu tư, biết được ý nghĩa của những thuật ngữ như KYC và AML là rất quan trọng, nó thể hiện tính chuyên nghiệp của bạn và cũng giúp bạn hoạt động đầu tư an toàn, hiệu quả hơn. Hôm nay chúng ta sẽ tập trung vào tìm hiểu thuật ngữ KYC. Nó là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào và nhiều điều khác nữa.
1. Định nghĩa KYC

Trước khi chúng ta tìm hiểu KYC là gì, thiết nghĩ bạn cần phải biết một khái niệm quan trọng liên quan mật thiết với KYC đó là khái niệm rửa tiền và AML.
Rửa tiền là một hành vi biến những khoản tiền có được một cách bất hợp pháp hay “tiền bẩn’’ từ những hành vi phạm pháp như buôn bán ma túy, buôn người, tham nhũng, tài trợ khủng bố thành một nguồn tiền có vẻ hợp pháp, được các tổ chức tài chính chấp nhận.
AML (Anti Money Laundering) – là một thuật ngữ tiếng Anh có nghĩa là phòng chống rửa tiền. Đây chính là các quy định và thủ tục pháp lý để xác minh và ngăn chặn việc rửa tiền, biến những khoản tiền từ những hành vi trái pháp luật thành nguồn tiền “”sạch””, được tổ chức tài chính chấp nhận. Và một trong những thủ tục pháp lý đó chính là KYC
Cụ thể, KYC (Know Your Customer) – một thuật ngữ tiếng Anh có ý nghĩa là xác minh danh tính khách hàng. Nó là giai đoạn đầu tiên trong các quy trình AML để thẩm định khách hàng. Khi một khách hàng muốn tham gia vào một tổ chức tài chính như mở tài khoản ngân hàng hay mở tài khoản giao dịch trên các sàn giao dịch điện tử thì thường sẽ được yêu cầu trải qua thủ tục KYC. Mỗi tổ chức sẽ có một cách thức thực hiện KYC khác nhau nhưng mục đích chung là nhằm đánh giá khách hàng và bảo vệ bản thân tổ chức không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền.
Các quy trình KYC thường được cập nhật và phat triển liên tục để phù hợp với tính chất phát triển liên tục của các đối tượng có ý định rửa tiền. Cho tới nay KYC sẽ gồm 2 bước chính:
· Thu thập thông tin cá nhân dựa trên giấy tờ tùy thân của cá nhân hoặc giấy tờ pháp nhân của doanh nghiệp.
2. Ý nghĩa của KYC đối với xã hội
Qua định nghĩa trên có lẽ bạn cũng đã hình dung ra vai trò và tầm quan trọng của KYC đối với các tổ chức tài chính và với toàn xã hội.KYC là một yếu tố rất quan trọng trong các tổ chức tài chính và những nền tảng giao dịch trực tuyến, giao dịch tiền ảo. Nhờ có KYC các ngân hàng và tổ chức tài chính tín dụng sẽ đánh giá được những rủi do mà khách hàng có thể mang tới và giúp họ không vi phạm những quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền. Trên thực tế đã có những ngân hàng bỏ sót những thủ tục KYC và khi bị phát giác đã phải gánh chịu những khoản phạt khổng lồ từ các cơ quan quản lý. Do đó trong hệ thống ngân hàng KYC là một quy trình bắt buộc cần thực thi. Ngoài mục đích bảo vệ cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng và tài chính nói chung thì KYC cũng mang lại một cơ sở dữ liệu để các cơ quan pháp luật có thể dùng trong các cuộc điều tra trong tương lai.
Để dễ hình dung, chúng ta hãy cùng xem một tình huống sau nhé. Sau vụ đánh bom tại Afghanistan, một tên khủng bố kiếm được 2 triệu USD tiền mặt. Hắn muốn tiêu số tiền kiếm được một cách tự do ví dụ như chuyển 200k USD cho một đối tượng khác tại Châu Phi. Hắn không thể thực hiện việc chuyển tiền được vì hắn đang bị truy nã. Hắn dự định chuyển 2 triệu USD này thành Bitcoin để có thể thực hiện giao dịch chuyển tiền. Hắn nghĩ rằng blockchain ẩn danh và không ai biết hắn là ai. Tuy nhiên hắn không thể thực hiện chuyện đó được. Ngay khi hắn định chuyển 2 triệu USD của hắn thành Bitcoin thì vướng phải hàng rào cản KYC, bắt buộc khai báo thông tin cá nhân. Hắn có khai báo không? Có lẽ không vì ngay khi khai báo hắn sẽ bị cảnh báo ngay là nằm trong blacklist. Vì thế hắn không thể thực hiện được ý định rửa tiền của hắn. Và cũng do đó các tổ chức tài chính không trở thành trung gian tiếp tay cho hành vi phạm pháp của chúng. Và xã hội do đó cũng trở nên an toàn hơn
Qua ví dụ hết sức cụ thể trên chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ tầm quan trọng và vai trò của KYC đúng không?
3. Hiện nay KYC đang được thực hiện như thế nào?
Khi bạn muốn trở thành khách hàng tại một sàn giao dịch hoặc một ngân hàng, cho dù tới giao dịch trực tiếp hoặc giao dịch trực tuyến thì bạn sẽ được yêu cầu trải qua bước KYC. Tại bước này bạn sẽ được yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân và giấy tờ tùy thân. Cụ thể như sau:
- Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (là cá nhân)
- Giấy phép đăng ký kinh doanh và các giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp, cộng với các giấy tờ tùy thân của những người tham gia điều hành doanh nghiệp (nếu là doanh nghiệp)
- Họ tên đầy đủ
- Các loại hóa đơn gia đình …
- Khai báo thu nhập hiện tại
Thời gian KYC này thường là 1-2 ngày làm việc, tùy vào từng sàn giao dịch và tổ chức tài chính, ngân hàng.
4. Một vài câu hỏi thường thấy về KYC
4.1 Những ai phải tuân thủ KYC?
Sau đây là danh sách những người cần tuân thủ KYC:
- Người muốn mở tài khoản ở ngân hàng
- Người muốn mở thẻ tín dụng
- Người muốn mở tài khoản chứng khoán và muốn giao dịch chứng khoán
- Người muốn mở tài khoản trực tuyến
- Người muốn mở tài khoản và mua gói bảo hiểm
Nói chung khi muốn mở bất kỳ một loại tài khoản hoặc giao dịch tài chính nào đó mọi cá nhân và tổ chức đều là đối tượng cần tuân thủ KYC.
4.2 KYC có an toàn cho bạn không?
Trên đây bạn đã thấy được ý nghĩa và vai trò của KYC chủ yếu là để phòng chống hoạt động rửa tiền, bảo vệ các tổ chức tài chính và cung cấp dữ liệu cho các cơ quan điều tra. Vậy bạn băn khoăn là KYC có an toàn cho bạn không, bạn có phải chịu rủi do gì khi thực hiện KYC không. Thực ra thì không có rủi do nào cả. Nếu bạn hoàn toàn minh bạch và giao dịch của bạn là hợp pháp thì KYC chẳng phải là yếu tố ngăn cẳn hay gây bất kỳ ảnh hưởng nào tới giao dịch cà lợi nhuận của bạn cả. KYC là vũ khí để chống lại các đối tượng phạm pháp thôi. Tuy nhiên cũng có những đối tượng lợi dụng KYC để chiếm thông tin cá nhân của người khác. Vì thế bạn phải suy nghĩ kỹ trước khi cung cấp thông tin của mình. Tốt nhất là nên giao dịch với những tổ chức tài chính, sàn giao dịch uy tín.
Lời kết: Hôm nay chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhưng chúng tôi tin là đủ để bạn hiểu về một thuật ngữ rất phổ biến khi đầu tư tài chính đó là KYC. Hi vọng rằng bạn thấy thông tin trên hữu ích. Chúc các bạn thành công.
Comments
D. jhon shikon milon
Is this article helpful to you?
LikeReply