Khái quát về mô hình nến Nhật. Đọc các mô hình nến Nhật như thế nào cho đúng. Một số mô hình nến Nhật phổ biến nhất.

    Mô hình nến Nhật là một công cụ phân tích kỹ thuật hữu dụng trong đầu tư tài chính. Bài viết ngày hôm nay sẽ mang tới cho các bạn những kiến thức cơ bản nhất về các mô hình nến Nhật.

    1. Khái quát về mô hình nến Nhật


    a. Định nghĩa

    Mô hình đến Nhật là một công cụ kỹ thuật cho phép xác định xu hướng giá trong thời gian ngắn hạn. Hầu hết các nền tảng giao dịch đã tích hợp các mô hình nến Nhật vào các bộ chỉ báo phân tích kỹ thuật của họ.Các mô hình nến Nhật sẽ cung cấp cho các trader được những thông tin rất hữu ích như giá mở phiên, giá chốt phiên, giá cao nhất và giá thấp nhất ở phiên giao dịch.

    b. Lịch sử

    Mô hình nến Nhật có lịch sử rất lâu, từ thế kỷ 18 do một thương gia buôn gạo người Nhật tên là Munehisa Homma phát minh ra. Vào thời đó việc mua bán lúa gạo đã hết sức quy củ. Thậm chí lúa gạo còn được đặt mua trước lúc thu hoạch, tương tự như quá trình mua cổ phiếu ngày nay. Munehisa Homma vốn nhận ra tầm quan trọng của việc có được thông tin và phân tích thông tin nên ông đã tích cực thông tin trong vùng và sáng tạo ra các mô hình nến cây mà hiện nay được mang tên mô hình nến Nhật. Munehisa Homma đã áp dụng thành công mô hình này trong một vụ mua bán gạo. Ông đã cho thu mua toàn bộ lúa gạo trong vùng trong 3 ngày liên tiếp, tới ngày thứ 4 khi có tin mất mùa, giá gạo tăng cao thì mọi người đều tới mua gạo của ông, đưa ông lên vị thế thương gia dẫn đầu trong ngành công nghiệp lúa gạo của Nhật Bản bấy giờ

    Mô hình nến Nhật do Munehisa Homma phát minh ra vào thế kỷ 18 giờ đây đang được sử dụng rộng rãi trong việc phân tích xu hướng giá của hàng hóa, cổ phiếu, chứng khoán, tiền điện tử.

    c. Thành phần


    Các thành phần của các mô hình nến Nhật gồm 3 thành phần:

    Bóng nến trên: đường thẳng đứng ở phía trên nối  mức giá cao nhất trong ngày và giá đóng cửa (trường hợp nến tăng) hoặc giá mở (trường hợp nến giảm)

    Thân nến: phần có màu của nến, thể hiện sự khác biệt giữa giá lúc mở cửa và giá lúc đóng cửa;

    Bóng nến dưới: là một đường thẳng đứng nối mức giá thấp ở trong ngày với mức giá mở ( trường hợp nến tăng) hoặc với mức giá đóng (trường hợp nến giảm)


    d. Các dạng mô hình nến

    Các mô hình nến Nhật có hai dạng chính

    Nến tăng - Nến tăng giá: Mô hình nến này được tạo thành lúc giá đóng cao hơn so với mức giá mở, và thường có màu xanh lá cây hay là màu trắng.

    Nến giảm - Nến giảm giá: Mô hình nến này được tạo thành lúc giá đóng thấp hơn so với mức giá mở, và thường màu đỏ hoặc màu đen.


    2. Một số mô hình nến Nhật phổ biến:

    Sau đây chúng tôi xin được liệt kê một số mô hình nến Nhật phổ biến để các bạn tham khảo.

    Mô hình nến Hammer

    Mô hình nến Hammer hay hình đến cây búa, xuất hiện lúc giá mở phiên, giá cao, và giá chốt phiên gần bằng nhau. Thân nến lúc này chỉ bằng ½ so bóng nến dưới.

    Nếu giá cao nhất và giá thấp nhất bằng nhau sẽ cho biết thị trường chuẩn bị tăng giá. Ngược lại, nếu giá mở và giá cao ngang nhau, mô hình nến Hammer ít tăng, khó quay về mức giá mở cửa.

    Bóng nến dưới dài hơn cho chúng ta biết là thị trường đã cố gắng tìm vùng hỗ trợ và nếu tìm được vùng hỗ trợ, thì giá sẽ được đẩy cao hơn, gần với mức giá mở cửa. Xu hướng giảm giá không diễn ra

    Mô hình nến Inverted Hammer

    Inverted Hammer báo hiệu xu hướng giảm sắp chuyển thành tăng, thường xuất hiện khi một xu hướng giảm giá sắp kết thúc, khi giá mở phiên, mức giá thấp nhất và giá chốt phiên gần bằng nhau. Lúc này thân nến dài bằng ½ bóng nến trên.

    Mô hình nến Engulfing

    Nến nhấn Engulfing cho biết xu hướng giá sắp thành tăng giá, thường xuất hiện ở cuối của chu kỳ giảm giá. Mô hình nến này gồm 2 cây nến:Nến giảm giá ít hơn và Nến tăng giá ít hơn. So với cây nến ngày thứ hai, thì cây nến ngày đầu tiên có thân nến nhỏ hơn. Trong ngày thứ hai tăng giá khoảng trống xuất hiện và giảm xuống. Vậy nên có vài trường hợp đà giảm giá tồn tại khá lâu trước khi chuyển thành đà tăng giá.

    Mô hình nến Piercing line

    Mô hình này khá giống mô hình nến Engulfing, cũng được tạo thành từ 2 cây nến.Nến giảm giá thể hiện cho ngày thứ nhất và Nến tăng giá thể hiện cho ngày thứ 2. Mô hình nến nhật Piercing Line xuất hiện khi cây nến tăng giá của ngày thứ hai có giá chốt phiên nằm ở phía trên của giá thấp nhất của cây nến ở ngày đầu tiên.

    Thường thì giữa mức giá chốt phiên và mức giá mở phiên của cây nến của ngày thứ 2 luôn có một khoảng khá lớn. Điều này cho biết có nhiều người mua khiến giá tăng lên.

    Mô hình nến Hanging man

    Khi mô hình nến Hanging Man được tạo thành khi mà giá mở phiên, mức giá cao nhất và mức giá chốt phiên gần bằng nhau và nó là tín hiệu báo hiệu thị trường sắp giảm mạnh. Mô hình nến này hay xuất hiện ngay tại đầu những xu hướng tăng giá.

    Trong mô hình nến này, phần thân nên thường chỉ bằng ½ phần bỗng luyện phía dưới. Sự xuất hiện sự của mô hình nến Hanging Man cho biết thị trường đang ở trong thế lưỡng lự.

    Mô hình nến Evening Star

    Mô hình nến Evening Star - mô hình nến sao hôm gồm 3 cây nến: Nến tăng giá lớn hơn ở trong ngày thứ nhất, Cây nến tăng nhẹ hay giảm giá ở trong ngày thứ 2, Cây nến giảm giá lớn hơn ở trong ngày thứ 3

    Vào ngày đầu tiên, giá tạo đỉnh tăng mới. Sang ngày thứ 2, thì giá vẫn tiếp tục tăng nhưng mức độ tăng chậm lại. Sang ngày thứ 3, mức giá bắt đầu giảm mạnh xóa bỏ hoàn toàn đà tăng của ngày đầu tiên.

    Mô hình nến Three black crows

    Three black crows hay mua nến 3 con quạ được tạo ra từ 3 cây nến giảm giá (nến đỏ) liên tiếp có bóng nến ngắn hoặc không hề tồn tại. Mức giá mở cửa vào mỗi ngày sẽ giống với mức giá của ngày hôm trước, tuy nhiên giá sẽ thấp dần sau mỗi lần đóng do sức bán tăng lên. Mô hình nến Nhật này là tín hiệu của một xu hướng giá giảm, bởi vì số lượng người muốn bán đã nhiều hơn hẳn so với số lượng người muốn mua sau ba ngày giao dịch liền nhau.


    3. Đọc các mô hình nến Nhật như thế nào cho đúng

    Mỗi một mô hình nến Nhật sẽ cung cấp các thông tin như giá mở phiên, giá chốt phiên, giá cao nhất và thấp nhất trong phiên.

    Các mô hình nến sẽ xuất hiện 5 phút một lần nếu thời gian giao dịch là 5 phút cho nên mọi thông tin về giá diễn ra cực kỳ nhanh. Bạn hãy nhìn vào biểu đồ dưới đây, và thử phân tích giá theo hướng dẫn sau.



    · Giá mở phiên: là mức giá nằm phía trên đỉnh của mô hình nến. Nếu xu hướng tăng giá xuất hiện, màu nến sẽ chuyển thành màu xanh hoặc trắng ở phía dưới của giá mở cửa. Còn nếu xu hướng giảm giá xuất hiện, màu nến sẽ chuyển thành đỏ hoặc đen ở phía trên của giá mở cửa.

    · Giá cao nhất trong phiên: Được thể hiện qua đỉnh của phần bóng nến trên. Khi giá mở phiên hay giá chốt phiên là giá cao nhất thì mô hình nến sẽ không còn có bóng nến ở phía trên.

    · Giá thấp nhất trong phiên: Được thể hiện qua đỉnh của phần bóng nến trên. Khi giá mở phiên hay giá chốt phiên là giá thấp nhất thì mô hình nến sẽ không còn có bóng nến ở phía dưới

    · Giá chốt phiên: là mức giá cuối cùng trong phiên giao dịch, được biểu thị qua phần nến phía trên cùng (nếu nến tăng) và dưới cùng (nếu giảm gi).

    Mỗi khi giá thay đổi thì một mô hình nến Nhật đã hình thành sẽ thay đổi theo. Nếu mức giá không thay đổi thì chỉ cho đến lúc mô hình nến Nhật kết thúc, giá cao nhất và giá thấp nhất vẫn thay đổi một cách liên tục. Theo đó, màu nến cũng sẽ thay đổi theo, ví dụ như từ xanh sang đỏ nếu xuất hiện xu hướng giảm giá. Kết thúc khung thời gian, mức giá chốt phiên là giá cuối cùng, và mô hình nến được xem là đã kết thúc và một mô hình nến khác sẽ được bắt đầu.


    Lời kết: Với bài viết ngày hôm nay chúng tôi hi vọng rằng bạn đã có một số hiểu biết về các mô hình nến Nhật. Chúc các bạn thành công!

    Comments

    • December 7, 8.00
      D. jhon shikon milon

      Is this article helpful to you?

      LikeReply