Chứng quyền là gì? Chứng quyền và giao dịch quyền chọn khác nhau như thế nào. Những điều cần biết thêm nếu muốn thành công trong việc đầu tư chứng quyền.

    1. Chứng quyền là gì?

    a. Định nghĩa chứng quyền là gì:


    Chứng quyền – tên gốc tiếng Anh là Covered Waranted một dạng chứng khoán cho phép nhà đầu tư quyền lựa chọn có thể mua bán chứng khoán cơ sở với một giá cố định vào một thời điểm trong tương lai. Chứng quyền cũng được phát hành bởi những công ty tổ chức chứng khoán và cũng được niêm yết trên các sàn giao dịch. Cơ quan phát hành chứng quyền phải được cấp phép  bởi UBCK.

    b. Phân loại:

    Chứng quyền đảm bảo có hai loại chính là chứng quyền mua và chứng quyền bán, trong đó chứng quyền mua mang lại lợi nhuận khi chứng khoán cơ sở tăng giá, còn chứng quyền bán mang về lợi nhuận khi chứng khoán cơ sở giảm giá.

    Chứng quyền sau khi được phát hành sẽ được niêm yết và mua bán giao dịch giống như một loại cổ phiếu thông thường tại sàn giao dịch HOSE. Công ty tổ chức phát hành chứng quyền có trách nhiệm đảm bảo tính thanh khoản cho chứng quyền.


    2. Ví dụ về chứng quyền

    Để các bạn dễ hiểu, hãy cùng xem qua ví dụ sau nhé.

    Ngày 13/06/2019, một nhà đầu tư mua 2,000 Chứng quyền trên cổ phiếu Vinamilk (Giá hiện tại của cổ phiếu Vinamilk là 45,000 đồng) và có các thông số sau:

    • Tỷ lệ chuyển đổi: 2:1
    • Thời hạn CW: 3 tháng
    • Ngày đáo hạn: 11/09/2019
    • Giá thực hiện 45,000 đồng
    • Giá CW: 1,900 đồng/CW

    Vậy số tiền nhà đầu tư phải trả để mua 2,000 CW Vinammilk là: 2000 * 1.900 = 3.800.000 đồng

    Sau 02 tháng:

    Ví dụ như giá một chứng quyền mua lúc bấy giờ trên thị trường là 2.500 đồng. Nhà đầu tư có thể bán lại CW vào lúc này và kiếm lời là  = 2000 x (2500-1900)= 1.200.000 đồng

    Vào ngày đáo hạn:

    Nếu nhà đầu tư giữ chứng quyền cho đến ngày đáo hạn, và vào ngày đáo hạn giá thanh toán của cổ phiếu Vinamilk là 60.000 đồng.

    Công ty phát hành sẽ trả cho nhà đầu tư: 2000/2(60.000-45000)=15.000.000 đồng

    Mức sinh lời là:

    15.000.000 đồng- 3.800.000 đồng = 11.200.000 đồng


    3. Chứng quyền và giao dịch quyền chọn khác nhau như thế nào


    Chứng quyền có đảm bảo và giao dịch quyền chọn khá giống nhau nhưng lại có nhiều điểm khác nhau để chúng ta phân biệt.  Chúng ta hãy cùng so sánh. Thứ nhất xét về tổ chức phát hành thì trong khi chứng quyền được phát hành bởi tổ chức tài chính hoặc công ty chứng khoán thì giao dịch quyền chọn Option được phát hành bởi sở giao dịch chứng khoán. Trong khi thị trường giao dịch của chứng quyền là thị trường chứng khoán thì giao dịch quyền chọn là phái sinbh, giao dịch thỏa thuận. Tiếp theo là thời gian đáo hạn của chứng quyền thường dài từ 1-2 năm còn thời gian đáo hạn cảu giao dịch quyền chọn ngắn từ 3-6 tháng. Yếu tố khác nhau tiếp theo là sự chuyển giao tài sản. Chứng quyền sẽ được chuyển giao giữa nhà đầu tư và công ty phát hành, còn giao dịch quyền chọn là giữa các nhà đầu tư với nhau. Bên cạnh đó chứng quyền có tính thanh khoản cao hơn vì được niêm yết trên sàn chứng khoán còn của giao dịch quyền chọn thấp. Cuối cùng chứng quyền được quản lý theo điều khoản của công ty phát hành còn giao dịch quyền chọn được quy định bởi các điều khoản của sở giao dịch chứng khoán.


    4. Những thuật ngữ bạn cần biết về chứng quyền


    Chứng quyền có một vài thuật ngữ riêng mà chúng ta cần phải hiểu rõ để có thể hiểu được cách thức hoạt động của nó

    · TSCS(Tài sản cơ sở): là mã số do Sở chứng khoán quy định

    · Tỷ lệ chuyển đổi: là tỉ lệ giữa số lượng chứng quyền và CKCS

    · Thời hạn chứng quyền:  là khoảng thời gian từ ngày chào bán cho đến ngày đáo hạn thường từ 3 đến 24 tháng

    · Ngày giao dịch cuối cùng:là 2 ngày cuối cùng trước khi chứng quyền đáo hạn

    · Ngày đáo hạn: là ngày hiệu lực chứng quyền có hiệu lực

    · Giá chứng quyền: là chi phí  bỏ ra để được sở hữu chứng quyền.

    · Giá thực hiện: là mức giá NĐT mua CKCS lúc chứng quyền  đáo hạn.

    · Giá thanh toán: là bình quân giá CKCS trong 5 phiên giao dịch trước ngày đáo hạn của chứng quyền

    · Mã chứng quyền: Ví dụ CFPT1901:

    C thể hiện đây là chứng quyền mua,

    FPT là ký hiệu mã tài sản cơ sở,

    19 là năm phát hành của chứng quyền (năm 2019 và 01 là số thứ tự CW được cấp bởi Trung tâm Lưu ký CK.


    5. Những điều cần biết thêm nếu muốn thành công trong việc đầu tư chứng quyền

    a. Mua bán chứng quyền ở đâu:


    Mua – Bán chứng quyền : Bạn có thể mua chứng quyền trên thị trường sơ cấp (tức là đăng ký mua trực tiếp ở tổ chức phát hành) hoặc là mua trên thị trường thứ cấp ( tức là mua trên sàn giao dịch). Trường hợp bạn muốn bán chứng quyền bạn có thể bán cho công ty phát hành, hoặc bán lại cho các  nhà đầu tư khác trên sàn giao dịch hoặc là đợi đến ngày đáo hạn, tổ chức phát hành sẽ tính toán lời lỗ và thanh toán cho bạn.

    a. Giá của chứng quyền bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

    Giá của chứng quyền bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như:

    · Giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán và giá thực hiện: Mức độ chênh lệch của giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán và giá thực hiện ảnh hưởng rất lớn tới giá của chứng quyền. Đây là hai yếu tố quan trọng để nhà đầu tư xác định giá trị nội tại của chứng quyền.

    · Thời điểm đáo hạn: Thời gian đáo hạn của chứng quyền ảnh hưởng tới giá của chứng quyền theo cách đó là chứng quyền có giá càng cao khi thời gian đáo hạn càng dài.

    · Biến động giá CKCS: Nếu giá CKCS dao động mạnh thì sẽ tạo ra sự chênh lệch giữa giá CKCS và giá thực hiện CW do đó nhà đầu tư sẽ có khả năng lãi cao.

    · Lãi suất: Lãi suất cũng tác động lớn đến giá chứng quyền. Nếu lãi suất tăng, lợi nhuận sẽ cao và ngược lại.

    b.   Trạng thái của chứng quyền và cách xác định lãi, lỗ

    Chứng quyền mua có 3 trạng thái: lãi, lỗ và hòa vốn. Chứng quyền ở trạng thái lãi nghĩa vào ngày đáo hạn NĐT được nhận phần lãi chênh lệch. Chứng quyền ở trạng thái lỗ hoặc hòa vốn nghĩa là vào ngày đáo hạn Nhà đầu tư không nhận được lãi gì về chênh lệch.

    Tuy nhiên trạng thái của CW không phải là số lời, lỗ của NĐT.  Lời lãi khi đáo hạn được tính bằng cách lấy số tiền được nhận từ công ty phát hành chứng quyền trừ đi số vốn bỏ ra lúc ban đầu để mua chứng quyền. NĐT lãi khi mà giá CKCS vào ngày đáo hạn lớn hơn so với mức giá thực hiện cộng với  phí mua chứng quyền.NĐT hòa khi mà giá CKCS vào ngày đáo hạn = giá thực hiện + chi phí bỏ ra để chứng quyền. Nhà đầu tư sẽ được thanh toán phần phí đã bỏ ra để mua chứng quyền .NĐT lỗ một phần khi giá CW cơ sở vào ngày đáo hạn lớn hơn giá thực hiện nhưng nhỏ hơn giá thực hiện + chi phí bỏ ra chứng quyền. Nhà đầu tư sẽ được thanh toán số tiền còn lại. Nhà đầu tư lỗ toàn bộ khi mà CKCS tại ngày đáo hạn nhỏ hơn hoặc bằng giá thực hiện. Lúc này, nhà đầu tư không phải làm gì nữa.

    Lưu ý:

    • Lãi, lỗ của NĐT trước ngày đáo hạn được tính giống như chứng quyền cơ sở.
    • Bạn cần phải theo dõi và thực hiện giao dịch mua, bán CW theo bảng giá trên sàn giao dịch giống như CW cơ sở.

    Lời kết: Bài viết hôm nay đã cung cấp các thông tin bạn cần biết về chứng quyền là gì. Chúc các bạn thành công!

    Comments

    • December 7, 8.00
      D. jhon shikon milon

      Is this article helpful to you?

      LikeReply