LÃI SUẤT TỪ BÁN HÀNG TẠP HÓA CÓ CAO KHÔNG? TỔNG HỢP 9 BƯỚC MỞ CỬA HÀNG TẠP HÓA TỰ CHỌN
I. Kinh doanh tạp hóa có lãi không?
Khái niệm cửa hàng tạp hóa có lẽ đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta từ khi còn tấm bé. Đi qua bất kì một con phố nào hay thậm chí một ngõ nhỏ, chúng ta cũng có thể thấy được hình ảnh hàng tạp hóa hiện ra rất đỗi quen thuộc. Dưới góc nhìn kinh doanh, đây chắc hẳn là một loại hình kinh doanh cực kì phổ biến và dễ đầu tư đối với mọi người. Có thể dễ dàng nhận ra kinh doanh tạp hóa không cần vốn nhiều và khả năng tiêu thụ hàng hóa cũng khá tốt. Bởi lẽ, mỗi hàng tạp hóa đều bán những sản phẩm dễ mua dễ bán và dùng hàng ngày trong mỗi gia đình. Nhiều người có thể nhầm rằng việc kinh doanh tạp hóa cực kì lãi. Tuy nhiên, việc này chỉ thực sự “cá kiếm” khi bạn kinh doanh chạy và địa điểm kinh doanh đặt ở vị trí thuận tiện. Mỗi sản phẩm trong hàng tạp hóa thường chỉ đem lại lợi nhuận từ 500đ cho tới tầm khoảng 30.000đ mà thôi.
II. Cách mở cửa hàng tạp hóa
· Địa điểm
Đây chính là yếu tố quyết định chủ chốt trong thu nhập của cửa hàng. Đối với các cửa hàng tạp hóa nên đặt ở các địa điểm đông đúc, các khu dân cư và những nơi phát triển nhộn nhịp. Đây là bước tăng “cầu” cho cửa hàng.
· Thị trường
Là chủ, bạn cần xác định được khách hàng của mình là nhóm nào: học sinh, sinh viên, công nhân, dân văn phòng hay hộ gia đình. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh các sản phẩm và giá cả sao cho phù hợp với nhóm khách hàng của mình.
· Nguồn hàng
Bạn cần lựa chọn giữa việc nhập buôn tại chợ đầu mối, hoặc làm đạy lý phân phối với các nhãn hàng hoặc kết hợp cả hai. Thường các tiệm tạp hóa sẽ áp dụng cả hai cách này. Việc lấy buôn ở chợ đầu mối có bất tiện là bạn thường phải đi tới tận nơi mua. Đối với các công ty thì họ sẽ có nhân viên phân phối sản phẩm tận cửa hàng.
· Mặt hàng
Việc lựa chọn mặt hàng sản phẩm bán, bạn cần tính toán thật nhiều dựa trên đối tượng khách hàng của mình. Ví dụ, nếu đối tượng của bạn chủ yếu là sinh viên, các mặt hàng ăn vặt với giá thấp sẽ thường được ưa chuộng.
· Cách trưng bày
Bạn cần nghiên cứu cách trưng bày sao cho thật hợp lí với nhu cầu mua hàng của khách hàng. Bên cạnh đó, giá cả thông tin sản phẩm phải thường xuyên cập nhật để tránh hiểu lầm trong quá trình mua hàng.
· Chăm sóc khách hàng
Tạp hóa là một hình thức kinh doanh cực kì phổ biến bởi vậy mức độ cạnh tranh có thể nói là cao. Vì vậy, bạn cần thực sự chú ý tới vấn đề chăm sóc khách hàng. Điều nay thể hiện ở thái độ tiếp đón, chăm sóc các dịch vụ mua sắm như giảm giá cho khách thân quen, tích điểm cho khách.
· Quản lý cửa hàng
Có thể nói, tạp hóa là hình thức kinh doanh với rất nhiều mặt hàng và mã hàng. Vì thế, việc quản lý cần được chú trọng. Bắt đầu từ việc nhập hàng, việc bán hàng hàng ngày, cuối tháng kiểm kê kho hàng để chốt sổ. Đặc biệt, nếu cửa hàng của bạn nhiều nhân viên thì sau mỗi ca làm đều cần chốt và kiểm đồ.
III. Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn
Nếu bạn chỉ mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ tại nhà thì chi phí nhập hàng ban đầu của bạn có thể dừng ở 50.000.000 VNĐ. Tuy nhiên, để mở một cửa hàng tạp hóa to và có quy mô, bạn cần chuẩn bị nhiều hơn thế. Sau đây là một vài khoản mục cần chú ý khi mở tạp hóa quy mô lớn.
· Nhập hàng: khoảng 100.000.000 VNĐ
· Khay kệ, tủ lạnh, tủ mát: 20.000.000 – 40.000.000 VNĐ
· Nhân viên: 10.000.000 – 20.000.000 VNĐ
· Thiết bị quản lý: 10.000.000 – 30.000.000 VNĐ (camera, máy thu ngân, máy in)
· Các chi phí khác: quảng cáo
IV. Kinh nghiệm bán hàng tạp hóa
Sau đây là những lưu ý khi bạn bán hàng tạp hóa:
· Cắt giảm các chi phí không cần thiết: xác định rõ các trang thiêt bị cần thiết và không cần thiết.
· Xử lý hàng tồn kho một cách nhanh chóng: khi tình trạng tồn kho xảy ra, bạn cần nhanh chóng áp dụng các chiến lược kinh doanh như giảm giá, tặng kèm hoặc tạo combo quà.
· Chú trọng số lượng/ doanh thu: bạn nên tập trung phát triển tăng số lượng hàng bán được để tăng doanh thu. Đặc biêt, nên tránh tăng giá sản phẩm quá cao để tăng doanh thu. Cách này hoàn toàn không có tác dụng, bởi lẽ sẽ khó cạnh tranh với các đối thủ
· Tỉ mỉ theo dõi và giám sát việc kinh doanh của tạp hóa.
V. Nên bán gì ở hàng tạp hóa
1. Bán bia và nước ngọt cần bao nhiêu vốn
Để có thể mở bán bia và nước ngọt, trước tiên bạn cần phải đáp ứng được các yêu cầu của các nhà cung cấp như: tiền cọc lớn, có kinh nghiệm kinh doanh sản phẩm tương tự, có lượng khách hàng sẵn. Trường hợp 1, nếu vốn kinh doanh nước ngọt và bia của bạn dừng ở con số 100.000.000VNĐ, thì bạn có thể kinh doanh sản phẩm này theo hình thức tạp hóa. Việc kinh doanh này là bán lẻ cho khách hàng. Hình thưc kinh doanh lớn hơn đó chính là trở thành đại lý phân phối, việc này cần vốn ít nhất 500.000.000 VNĐ. Vốn của bạn sẽ được đầu tư vào các khoản mục: cơ sở vật chất, nhập hàng, vốn đặt hàng, nhân viên, quảng cáo (nếu có). Bên cạnh đó, khi kinh doanh to bạn cũng cần phải chú trọng tới vấn đề pháp lý. Khi trở thành nhà phân phối, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ như: thành lập công ty, giấy phép kinh doanh. Hơn nữa, bạn cùng cẫn tuân thủ luật phát là đóng thuế: thuế môn bài, thuế thu nhập và thuế giá trị gia tăng. Còn với các quán tạp hóa nhỏ, bạn cần đăng kí dưới hình thức hộ kinh doanh và đóng một số loại thuế theo yêu cầu. Sau đây là một số lưu ý cho bạn khi kinh doanh mặt hàng bia và nước ngọt.
· Vị trí kinh doanh: như đã nhắc tới ở trên, vị trí kinh doanh chiếm phần lớn ảnh hưởng tới công cuộc kinh doanh của bạn. Đối với mặt hàng này, bạn nên đặt ở khu đông dân cư.
· Tính toán chào giá bán phù hợp: tuyệt đối tránh phá giá so với đối thủ. Phương thức kinh doanh phá giá chưa bao giờ được đánh giá là điều hay trong kinh doanh về lâu dài.
· Tập trung bán thêm các sản phẩm phụ trợ: đá để đi kèm với đồ uống
· Mở thêm dịch vụ giao hàng tận nơi cho các tiệm tạp hóa, quán ăn nhỏ lẻ
· Tỉ mỉ và kĩ càng trong khâu nhập và bán hàng
· Quản lý tốt công nợ
· Hùn vốn lo cho vụ Tết: đối với người Việt Nam nhu cầu mua sắm đợt Tết luôn tăng cao, vì vậy bạn cần chuẩn bị vốn để lên kế hoạch nhập hàng phục vụ vụ Tết
2. Mở cửa hàng điện dân dụng cần lưu ý gì
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ hiện nay và các thiết bị điện tử. hiện nay việc kinh doanh thiêt bị điện tử đang được chú trọng. Kinh tế đi lên đồng nghĩa với việc nhu cầu mua bán và sử dụng các thiết bị điện tử, đặc biệt các thiết bị đắt tiền đang tăng cao. Vậy các mặt hàng điện dân dụng kinh doanh là gì:
· Quạt trần, quạt đứng, điều hòa hai chiều, một chiều
· Máy hút ẩm, máy lọc không khí, máy hút bụi
· Các máy móc trong bếp: máy sinh tố, lò nướng, nồi chiên không dầu, máy rửa bát, tủ lạnh
· Các sản phẩm điện cơ bản và phổ biến: dây diện, ổ cắm, bóng đèn
· Các sản phẩm điện tử văn phòng: máy tính, máy in, máy hủy giấy, màn hình máy tính, điện thoại bàn
Kinh doanh sản phẩm điện tử bạn thực sự cần chú ý vào tệp khách hàng của mình, để định hướng tới giá thành sản phẩm. Ngành hàng điện tử thường chia ra về sự chênh lệch giá cả khá lớn, nếu đầu tư vào mặt hàng chất lượng cao bạn cần chuẩn bị số vốn lớn (ít nhất 500.000.000VNĐ). Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu cách trang trí một cửa hàng điện tử sao cho hợp lí phù hợp với quy trình mua sắm của khách hàng. Việc định giá tệp khách hàng cũng cực kì ảnh hưởng tới việc chọn mối hàng: nhập buôn tại chợ, nhà phân phối hàng công ty, hàng nhập khẩu, xách tay.
· Nhập buôn tại chợ: địa điểm lấy hàng này chắc chắn có thể đưa ra cho bạn đa dạng các sản phẩn với giá cực kì cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, chất lượng của sản phẩm thì bạn không thể kiểm soát và đảm bảo cho khách hàng
· Làm nhà phân phối cho các công ty điện tử gia dụng: Nhập hàng từ các thương hiệu lớn sẽ là một sự đảm bảo chắc chắn về chất lượng cho bạn, tuy nhiên việc này đòi hỏi bạn cần chuân bị một ‘’hầu bao’’ thật đầy.
· Hàng nhập khẩu hoặc hàng xách tay: việc nhập khẩu từ các hãng nước ngoài luôn là một khó khăn với các nhà kinh doanh đặc biệt với những ai mới và chưa có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, nhiều nhà kinh doanh nhỏ lẻ chọn cách bán đồ điện tử xách tay.
Comments
D. jhon shikon milon
Is this article helpful to you?
LikeReply