ROS là gì? Cách thức tính ROS

    Khái niệm ROS

    Hiện nay Ros được biêt đến là tên viêt tắt của Return on Sale với ý nghĩa ám chỉ tới tỉ suất sinh lơi trên tổng doanh thu. Đây là cách giúp bạn tính ra thu được 10 đồng thì mấy đồng trong đó là lời. Đây cũng là một chỉ số được sử dụng theo cách báo cáo về đánh giá sự hoạt động thành công hay thất bại của một công ty.



    Tại sao lại có chỉ số ROS



    Khi người ta bắt đầu tính ROS nghĩa là họ đang bắt đầu kiểm tra xem doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. Nếu như tỉ số ROS ra một con số >0 thì đâu là khi công ty này đang hoạt động có lãi và ngược lại chỉ số đưa ra <0, nghĩa là hoạt động công ty đang gồng lỗ. Cơ mà bạn nên lưu ý rằng chỉ số ROS sẽ khác nhau trong mỗi ngành nghề nhé, đôi lúc chỉ cần so sánh chỉ số ROS của công ty với chỉ số ROS trung bình ngành là được. Đương nhiên chỉ số lớn hơn tổng ngành nghĩa là công ty vẫn đang hoạt động tốt trong giai đoạn phát triển của công ty. Tuy nhiên thì việc chỉ số ROS có tính sai số là điều khó tránh khỏi bởi lẽ chỉ số này đang phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố cũng như những đặc điểm khác như ngành nghề, và tỉ số trung bình của ngành đó.


    Tính ROS như thế nào



    Cách tính chỉ số này vô cùng đơn giản đó là bạn phải dự vào lợi nhuận sau thế và doanh thu. Chỉ cần lấy hai chỉ số này chia cho nhau rồi nhân 100% là sẽ ra được chỉ số ROS của doanh nghiệp bạn nhé. Tuy nhiên, bản thân bạn khi tính chỉ số phải tính theo lợi nhuận và doanh thu của một thời kì nhất định mới đem lại kết quả chính xác. Mình có thể đưa ra ví dụ về ABC từ năm 2015 tới năm 2018, chỉ số ROS của ngân hàng này dao động ở mức 41% tới 45%. Nếu có thể nói đây là ngân hàng đang làm ăn thực sự phát đạt đó bạn, bởi mức lợi nhuận tính trên doanh thu đang rất là lớn. Từ đó các nhà đầu tư hiểu rằng, ABC là nơi đưa ra cổ phiếu an toàn cho họ đầu tư dài hạn


    Chỉ số ROS bao nhiêu mới là tốt



    Thường người ta sẽ cân nhăc công ty có chỉ số ROS > 10% là công ty có kinh doanh tốt và mạnh trong thị trường. Bên cạnh đó cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự đánh giá về chỉ số ROS bạn nhé, ví dụ như so sánh chỉ số ROS trong các giai đoạn. Nếu như chỉ số Ros bền vững trong vòng thời gian đầu phát triển từ 3-5 năm thì công ty được đánh giá vẫn đi theo quỹ đạo phát triển tốt. Ngoài ra còn các yếu tố khác tác động tới chi số ROS mà thực sự khó lí giải. Nhiều công ty to nhưng chỉ số ROS vẫn âm nặng nhưng điều đó không khẳng định sự kinh doanh thất bại của công ty. Siêu thị Metro trước kia đã từng buôn bán thất bại liên tục 12 năm với thua lỗ gần 1 tỷ USD nhưng công ty vẫn tiếp tục tồn tại ở Việt Nam trong thời gian rất dài cho tới khi đổi tên sang Mega Market như bây giờ. Ngoài ra doanh nghiệp có thể quyết định tới sức ảnh hưởng của chỉ số ROS ví như doanh nghiệp yêu cầu tăng vốn và tăng thị phần thì đây cũng có thể ảnh hưởng tới ROS. Vậy thì chúng ta đánh giá ROS như thế nào nhỉ?


    • Ngành nghề của ROS đều khác nhau, đánh giá dựa trên sự so sánh với các công ty cùng ngành
    • Khi chỉ số là một con số độc lập hãy so sánh ROS với 10% nếu lớn hơn 10% nghĩa là công ty đang làm ăn sinh ra lợi nhuận
    • Xu hướng phát triển của tỉ số ROS qua một khoảng thời gian định kì đánh giá như hàng quý, hàng năm hay một thời gian ấn định như 3-5 năm.
    • Các chiến lược kinh doanh ảnh hưởng không nhỏ
    • Thị phần và niềm tin của khách hàng trong đó, một số công ty để có thể khuếch tán về công ty mình. Họ đã áp dụng triệt để các phương thức kinh doanh. Như hiện nay, nhiều công ty nội thật đang áp dụng marketing qua các kênh KOL trên nền tảng Tiktok, đem lại nguồn lợi đáng kể
    • Chu kì phát triển rộng lớn và đột biến của công ty: có một số công ty có các chu kì kéo dài 6 tháng, 1 năm hay 3 năm thì khi quay lại chu kì đó thì việc công ty nảy sinh ra lợi nhuận là việc có thể dự đoán được.



    Tại sao người ta hay nhăc các chỉ số ROS, ROE và ROA


    Các chỉ số để đánh giá về một doanh nghiệp thường có sự liên quan mật thiết tới nhau cũng như hoạt động của công ty. Ví như người tính ROS dựa trên hoạt động hay kết quả kinh doanh đưa ra, còn chỉ số ROA và ROE lại được tính từ chỉ số và các thông tin trong bảng thống kê hàng năm, quý của kế toán doanh nghiệp. thường các chỉ số này cũng có vài đặc điểm giống nhau mà bạn chưa nhận ra. Ví dụ, việc chỉ số ROS có liên quan tới tài sản sẽ đưa ra những xu hướng ngược bởi lẽ nằm ở hai chiều khác nhau. Ta có các chỉ số ROA sẽ là tỉ suất giữ lợi nhuận sau khi trừ thuế và tổng giá trị tài sản trong khi ROE là tỉ số của lợi nhuận sau khi trừ thuế và tổng số vốn sở hữu.


    Các nhược điểm của chỉ số ROS


    ROS đương nhiên có vai trò quan trọng trong việc nhìn nhận và đánh giá về một công ty tuy nhiên nó cũng sẽ có những mặt hạn chế mà it người biêt được. ĐÓ là đôi khi bạn chỉ có thể so sánh chỉ số ROS với các công ty cùng hoạt động trong một lĩnh vực để đưa ra những đánh giá khách quan nhất. Ví dụ như đối với các công ty hoạt động trái ngành nghề và mức lợi nhuận trên doanh thu cũng khác nhau và dao động từ ít cho tới nhiều. Khi đó việc so sánh chỉ số ROS của hai hay nhiều công ty với nhau là một sự không công bằng và đưa ra kết quả không chính xác được.

    Comments

    • December 7, 8.00
      D. jhon shikon milon

      Is this article helpful to you?

      LikeReply