Tổng quan về chỉ số PEG ? Ý nghĩa và ứng dụng của chỉ số PEG trong việc đầu tư cổ phiếu

    Là một nhà đầu tư chuyên nghiệp thì việc bạn cập nhật cho mình những kiến thức về kỹ thuật phân tích thị trường là một yếu tố quan trọng và cần thiết. Bài viết ngày hôm nay sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về một chỉ số liên quan tới việc đầu tư cổ phiếu. Đó là chỉ số PEG. Đây là một chỉ số được nhiều nhà đầu tư theo trường phái đầu tư tăng trưởng tìm hiểu và ứng dụng. Vậy PEG là gì? Ý nghĩa và ứng dụng của chỉ số này đối với việc đầu tư cổ phiếu như thế nào? Chúng ta hãy cùng làm rõ.

    Nội dung:

    - Định nghĩa và cách tính PEG

    - Ý nghĩa và cách ứng dụng của PEG trong việc đầu tư cổ phiếu

    - Sử dụng chỉ số PEG cần phải lưu ý gì

    1. Định nghĩa và cách tính PEG

    Chỉ số PEG còn được biết tới với những cái tên khác là Hệ số PEG, hoặc tỷ số PEG là một chỉ số định giá thể hiện mối tương quan giữa hai chỉ số là P/E và EPS (G) -Tốc độ tăng trưởng thu nhập của 1 cổ phiếu.


    Đây là chỉ số do Peter Lynch – tác giả của tác phẩm One Up On Wall Street  sử dụng đầu tiên để phân tích chứng khoán.

    PEG được tính theo công thức như sau:

    PEG = PE/G

    Để hiểu được công thức này, trước hết ta cần hiểu hai chỉ số thành phần là PE và G

    PE – dịch từ tiếng Anh Price to Earning ratio là 1 chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa 2 chỉ số là giá thị trường của 1 cổ phiếu và thu nhập thu được trên một cổ phiếu (EPS). Chỉ số P/E là mức giá mà bạn cần bỏ ra để thu được một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu. Nói cách khác , đây là số tiền bạn sẵn sàng trả cho cổ phiếu của 1 công ty dựa vào lợi nhuận ( hay thu nhập) của công ty đó.

    Ví dụ, bạn nhìn vào bảng sau, sẽ thấy P/E của Thế giới di động bằng 12,57 thì có nghĩa là  12,57 đồng là mức giá nhà đầu tư cần bỏ ra để thu về 1 đồng lợi nhuận từ MWG.


    Tốc độ tăng trưởng (G)

    G - tốc độ tăng trưởng trong khoảng thời gian dài hạn trong tương lai của một doanh nghiệp. Trên thực tế không thể nào xác định chính xác được G là bao nhiêu. Đơn giản vì sự tăng trưởng của một doanh nghiệp trong một thời gian dài khoảng 3-5 năm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Cho dù có lên kế hoạch chi tiết như thế nào thì chắc chắn chỉ số G cũng sẽ thay đổi ít nhiều

    Tuy nhiên, chúng ta có thể dự đoán G dựa vào hai yếu tố là tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận ròng (hoặc EPS) ở quá khứ và Kế hoạch kinh doanh cùng với báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán.

    Như vậy, ví dụ P/E của một cổ phiếu bằng 15, và khi ta xác định được chỉ số G

    · TH1 : G = 10%, suy ra PEG = 15/10 =1.5

    · Th 2: G = 15%, suy ra PEG = 15/15 = 1

    · TH 3: G = 20%, suy ra PEG = 15/20 = 0.75

    2. Ý nghĩa và cách ứng dụng của chỉ số PEG trong việc đầu tư cổ phiếu

    PEG là một chỉ số định giá nên ý nghĩa của PEG là giúp ta xác định được giá trị thực của một cổ phiếu, từ đó ta sẽ quyết định có nên mua hay nên bán cổ phiếu hay không.


    Có 3 trường hợp xảy ra với PEG, tương ứng với các quyết định đầu tư mà chúng ta có thể đứ ra như sau:

    Trường hợp 1: PEG > 1: Giá cổ phiếu cao hơn giá trị thực. Thị trường đánh giá rằng doanh nghiệp có thể đạt mức tăng trưởng thu nhập cao hơn so với những dự báo mà doanh nghiệp đó đưa ra . Lúc này ta không mua thêm cổ phiếu và cũng không bán cổ phiếu đi

    Trường hợp 2: PEG = 1: Giá cổ phiếu đúng bằng giá trị thực. Thị trường đang định giá của 1 cổ phiếu tương đồng với lại đà tăng trưởng kỳ vọng của cổ phiếu đó. Lúc này ta không mua thêm cổ phiếu và cũng không bán cổ phiếu đi.

    Trường hợp 3: PEG < 1: Giá cổ phiếu thấp hơn giá trị thực. Thị trường đánh giá rằng doanh nghiệp không thể đạt mức tăng trưởng thu nhập so với những dự báo mà doanh nghiệp đó đưa ra. Lúc này ta nên mua vào và nếu PEG càng thấp thì càng tốt  vì tỷ lệ PEG càng thấp, cổ phiếu càng có thể bị định giá thấp hơn so sánh với thu nhập tương lai có thể có của nó.

    3. Sử dụng chỉ số PEG cần phải lưu ý gì?

    3.1 Khi PEG âm thì phải làm sao?

    Chỉ số PEG âm xảy ra trong 2 trường hợp

    Trường hợp 1: Chỉ số PE âm. Nếu bạn còn nhớ PE là số tiền bạn sẵn sàng trả cho cổ phiếu của 1 công ty dựa vào lợi nhuận ( hay thu nhập) của công ty đó thì bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng nếu PE âm thì không có chuyện đầu tư gì ở đây. Vì có lý nào mà một doanh nghiệp lại đưa tiền cho một nhà đầu tư để họ mua cổ phiếu của mình?

    Trường hợp 2: Khi G âm nghĩa là lợi nhuận thu được trong tương lai (khoảng 3-10 năm sau) ít hơn lợi nhuận của hiện tại. Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến cho lợi nhuận trong tương lai của một doanh nghiệp thấp hơn lợi nhuận hiện tại. Ví dụ như những biến động mạnh của thị trường, những khó khăn không lường trước, thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, sự cạnh tranh khốc liệt…

    Nhưng cho dù PE âm hay G âm dẫn tới chỉ số PEG âm thì PEG không còn là một chỉ số đáng tin cậy để bạn dựa vào để đưa ra quyết định đầu tư của mình nữa. Như vậy câu trả lời cho câu hỏi nếu PEG âm thì phải làm sao là lúc PEG âm là lúc bạn hãy chuyển sang sử dụng các công cụ khác để có cơ sở tốt hơn cho các quyết định đầu tư của mình.

    3.2 Lưu ý về chỉ số G

    - Nếu chỉ số G cao quá so với bình thường thì bạn cần cẩn thận vì mọi thứ đều có thể thay đổi, đặc biệt là thị trường tài chính. Chỉ số G có thể cao trong một vài thời điểm không có nghĩa là G sẽ luôn luôn cao trong một thời gian dài.

    - Tìm hiểu rõ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian dài thay vì một khoảng thời gian ngắn ( 1-2 năm)

    - Cùng với đánh giá chỉ số G, cần phải xét tới các yếu tố khác như ROE, lợi nhuận gộp/doanh thu, khả năng cạnh tranh, khả năng mở rộng thị trường, khả năng phát triển của ngành,vv.

    - P/E là số vốn bạn cần bỏ ra nên khi nhận thấy chỉ số PE > 20, bạn thật sự cần thận trọng hơn nhiều trong việc quyết định mua cổ phiếu của doanh nghiệp này.

    Lời kết: Với bài viết này bạn đã hiểu được chỉ số PEG và cách ứng dụng nó trong việc định giá 1 cổ phiếu. Tuy nhiên để có thể suy đoán được giá cổ phiếu của một doanh nghiệp, bạn cần phải kết hợp chỉ số PEG cùng với nhiều các công cụ phân tích tài chính khác và cần phải tìm hiểu rõ hoạt động kinh doanh của công ty mà bạn dự định đầu tư. Chúc các bạn thành công.

    Comments

    • December 7, 8.00
      D. jhon shikon milon

      Is this article helpful to you?

      LikeReply