Tổng quan về bẫy Bulltrap. Cách xử lý khi bị dính Bulltrap?
Có thể nói con đường trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp thật vô cùng khó khăn. Nhưng quá trình đầu tư để thu về được lợi nhuận lại càng muôn vàn khó khăn hơn nữa. Đôi khi mọi chuyện sẽ thuận buồm xuôi gió, nhưng đôi khi trader lại gặp biết bao trắc trở khiến họ rơi vào thất bại. Một trong những điều gây nhiễu cho quá trình đầu tư của các nhà giao dịch chính là những bẫy tài chính. Nếu bạn đã tham gia vào sân chơi tài chính, dù mới hay đã lâu, hẳn bạn đã nghe qua về một loại bẫy tài chính nguy hiểm có tên Bulltrap. Vậy thực ra bulltrap nghĩa là gì? Nó hình thành như thế nào? Và quan trọng hơn hết là làm sao để không dính bẫy, và nếu lỡ dính thì phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những câu trả lời chi tiết nhất cho các câu hỏi trên.
Nội dung
- Định nghĩa
- Nguyên nhân
- Làm sao để không dính bẫy Bulltrap
-Xử lý như thế nào khi gặp Bulltrap
1. Định nghĩa
Bull Trap là một từ tiến Anh dịch sang tiếng Việt là Bẫy tăng giá. Đã gọi là bẫy nghĩa là có yếu tố đành lừa. Trong thị trường tài chính thì Bulltrap chính là một dấu hiệu giả báo hiệu giá cổ phiếu chuẩn bị đảo bắt đầu sẽ tăng giá sau khi một chu kỳ giá giảm xuất hiện. Tuy nhiên sự thực là , chứng khoán sẽ không hề tăng lên như các nhà đầu tư kỳ vọng mà sẽ tiếp tục giảm, giảm và giảm sau các dấu hiệu tăng lên đó.
Dấu hiệu này ngụy trang quá xuất sắc khiến các nhà đầu tư nghĩ rằng cổ phiếu đang giảm mạnh và sẽ tăng mạnh. Họ sẽ hào hứng vì nghĩ cơ hội đầu tư quá “ngon” và nhảy vào mua ồ ạt. Mua xong rồi thì tá ngửa ra, họ đã bị rơi vào một cái bẫy nguy hiểm và phải hứng chịu nỗi đau thất bại và thiệt hại tài chính.Trên thực tế không ít các nhà đầu tư bị dính bẫy Bulltrap và mất hết vốn liếng đầu tư. Vì vậy có thể nói rằng Bulltrap là một loại bẫy cực kỳ nguy hiểm mà các trader phải cảnh giác.
2. Nguyên nhân
Vậy cái bẫy nguy hiểm và “đáng ghét” Bulltrap kia sao lại xuất hiện? Ai là kẻ đứng sau Bulltrap? Thực ra có hai nguyên nhân vì sao Bulltrap lại xuất hiện. Một nguyên nhân mang tính chủ quan và một nguyên nhân mang tính khách quan
2.1 Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan nghĩa là có người đứng sau điều khiển, đạo diễn để Bulltrap xuất hiện. Có nhiều nhà đầu tư cho rằng Bulltrap xảy ra là do một số các nhà đầu tư lớn, hay các đội lái, cố ý thao túng thị trường bằng khối lượng lớn cổ phiếu mà họ đang nắm giữ. Họ cố tình tạo cung cầu ảo bằng cách đặt các lệnh mua bán ồ ạt để đẩy giá cổ phiếu lên cao.
Cùng với động thái đó, họ tìm cách phao tin trên các phương tiện nhằm khiến cho giới đầu tư xung quanh có một niềm tin tích cực về xu hướng đầu tư trên thị trường. Các nhà đầu tư khác sẽ vô cùng hào hứng trước những tin tức tích cực và dấu hiệu đầu tư “ngon lành” nên sẽ thi nhau mua vào. Sau khi màn kịch đã được sắp xếp thì và đây là lúc đội lái bán ra hết số lượng cổ phiếu mà họ nắm giữ. Kết quả là giá cổ phiếu không hề tăng mà liên tục giảm, giảm, giảm tới mức có thể mất thanh khoản và điều không tránh khỏi là nhà đầu tư đã thi nhau mua trong “màn kịch” trên chịu thua lỗ nặng nề.
2.2 Nguyên nhân khách quan
Tuy nhiên không phải lúc nào Bulltrap cũng là kết quả của một số các đội lái cố ý thao túng thị trường làm lợi cho riêng mình. Đôi lúc Bulltrap là kết quả tự nhiên của thị trường. Đó là khi có một số lượng lớn các nhà đầu tư tranh thủ lúc giá cổ phiếu đi xuống để ồ ạt mua bắt đáy tại một thời điểm, tạo nên hiệu ứng giá tăng lên tạm thời. Song khi mà hiệu ứng này mất đi, giá cổ phiếu lại vẫn tiếp tục đi xuống. Bulltrap đã xuất hiện như vậy đó.
3. Làm sao để không dính bẫy Bulltrap
Bạn đã hiểu bẫy Bulltrap là gì rồi nhưng điều quan trọng mà bạn quan tâm là cách để không bị rơi vào bẫy Bulltrap. Mặc dù Bulltrap là một hiện tượng quá phổ biến trong thị trường tài chính và hầu như là không có trader nào trong đời mà lại chưa dính Bulltrap bao giờ. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cứ phải dính Bulltrap vài lần rồi mới biết cách phòng tránh nó. Bạn có thể học hỏi từ những người đã chịu đớn đau từ Bulltrap và họ đã có những bài học mà bạn có thể học hỏi. Sau đây là những kinh nghiệm xương máu giúp bạn phòng tránh Bulltrap hiệu quả
3.1 Kiến thức, kiến thức và kiến thức
Có một câu nói “kiến thức là sức mạnh” xưa và cũ lắm rồi nhưng chưa bao giờ sai cả, đặc biệt là với dân đầu tư, những người muốn thu về lợi nhuận thì luôn phải biết “chiến đấu” thông minh, gan dạ, dũng cảm trên chiến trường tài chính khốc liệt.
Bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức tài chính chuẩn xác, những công cụ phân tích kỹ thuật tài chính hiệu quả.Khi đã có kiến thức bạn sẽ tự tin và tỉnh táo để nhận diện được, không chỉ Bulltrap mà còn là bất kỳ loại bẫy tài chính nào khác nữa.
Sự đầu tư vào bản thân là hết sức quan trọng. Bạn hãy tham gia các khóa học tài chính, hãy đọc sách đầu tư và luôn luôn học hỏi từ các bậc đàn anh đi trước. Học từ những thành công và học từ những thất bại của họ nữa.
3.2. Rèn luyện tâm lý đầu tư, am hiểu “tính nết” thị trường
Nếu muốn thành công trong thị trường tài chính thì nhất định bạn phải có một tâm lý thật tốt. Thực ra là một tâm lý tốt là điều làm nên thành công không chỉ trong đầu tư mà còn trong cả cuộc đời bạn nữa. Có tâm lỹ vững vàng bạn sẽ không sợ hãi hay a dua hùa theo số đông. Thấy người ta mua thì cũng mua, thấy người ta bán thì cũng tặc lưỡi bán theo. Đám đông sợ hãi sẽ không thể làm bạn sợ hãi được nữa.
Có tâm lý tốt rồi , nhưng đồng thời bạn cũng phải thật hiểu tâm lý của thị trường nữa. Đa số các trader dính Bulltrap chính là không hiểu được tâm lý thị trường. Bạn cần phải hiểu rằng thị trường luôn luôn vận động theo cung cầu, khó mà có thể đảo chiều chỉ sau một hoặc hai phiên mà cần phải có động lực và sự tích lũy thay đổi. Vì vậy, trước một số dấu hiệu tích cực trước lúc đảo chiều, các nhà đầu tư phải quan sát thật sự kỹ càng, và tiếp tục theo dõi những tín hiệu chắc chắn. Không hồ hởi hành động ngay sau các tin tốt vì chúng có thể là những cái bẫy.
Ngoài ra, không ít các trường hợp có những sự liên kết giữa các doanh nghiệp và các đội lái để thao túng thị trường. Vì vậy trước khi mua bán giao dịch, chúng ta phải tìm hiểu kỹ các doanh nghiệp niêm yết.
4. Xử lý như thế nào khi gặp Bulltrap
Trong đời trader, kể cả những trader chuyên nghiệp thì đôi lần dính Bulltrap là chuyện bình thường. Vậy lỡ dính rồi thì phải làm sao? Có một số điều bạn Nên và Không Nên làm như sau:
Nên:
· Tìm hiểu về khối lượng giao dịch sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ thành công
· Một mô break out nên là 1 mô hình nến mạnh.
· Đặt điểm cắt lỗ càng rõ ràng càng cụ thể bao nhiêu càng tốt
Không nên:
· Để lỗ hơn 10%/vụ.
· Đầu tư tất cả tiền vào một danh mục. Hay để trứng cùng một rổ
· Đặt tỷ lệ đòn bẩy cao
Lời kết: Hi vọng những thông tin bài viết trên đây sẽ giúp bạn tránh được những thiệt hại do Bulltrap gây nên. Chúc các bạn thành công.
Comments
D. jhon shikon milon
Is this article helpful to you?
LikeReply