Tổng quan về Pullback? Các chiến lược sử dụng các “cú” pullback hiệu quả nhất
Lời nói đầu: Có thể nói xác định được xu hướng là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Quan trọng hơn nữa là xác định được một hiện tượng giúp tối ưu hóa hướng giá đã xác định được. Công cụ đó chính là những “cú”” pullback lội ngược dòng. Bạn đã biết gì về các cú pullback chưa và bạn có tò mò muốn biết cách sử dụng chúng như thế nào không? Hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới nhé.
1. Tổng quan về pullback
1.1 Định nghĩa:
Pullback là sự tạm dừng hoặc giảm vừa phải trong biểu đồ giá cổ phiếu hoặc tài sản từ các đỉnh gần đây xuất hiện trong một xu hướng tăng giá. Nói cách khác, Pullback là một hành động mà trong đó giá cổ phiếu hay tài sản đi ngược lại xu hướng giá chính hiện tại của thị trường trong một thời gian ngắn. Vì vậy, trong một xu hướng giá đang tăng, bạn sẽ nhận thấy Pullback đi theo chiều hướng giảm. Ngược lại, trong một xu hướng giá đang giảm, bạn sẽ nhận thấy Pullback đi theo chiều hướng tăng.
1.2 Pullback nói lên điều gì?
Các đợt Pullback được nhiều người cho là cơ hội để mua sau khi giá chứng khoán vừa trải qua một biến động tăng giá lớn. Ví dụ giá một cổ phiếu có khả năng tăng lên đáng kể sau khi có một thông báo về thu nhập tốt và sau đó lại trải qua một đợt giảm giá sau khi các nhà đầu tư thu được lợi nhuận. Tuy nhiên, thu nhập khả quan là một tín hiệu cơ bản cho thấy cổ phiếu sẽ tiếp tục xu hướng tăng.
1.3. Phân biệt những “cú”Pullback với Xu hướng đảo chiều
Có một khái niệm hay bị nhầm lẫn với khái niệm pullback là khái niệm xu hướng đảo chiều. Vậy sự khác nhau giữa hai khái niệm này là gì?
Tuy đều có liên quan đến việc giá của một chứng khoán đi ra khỏi đỉnh cao nhất của nó, nhưng pullback chỉ là xu hướng tăng/giảm tạm thời trong ngắn hạn còn xu hướng đảo chiều dài hạn hơn. Bên cạnh đó trong khi Pullback thông thường xuất hiện trong khi xu hướng chính đang biến động mạnh thì xu hướng đảo chiều lại xuất hiện sau các giai đoạn như tích lũy hoặc sideway. Điểm khác nhau tiếp theo là pullback thực sự rất ít khi được minh họa bằng các dạng biểu đồ riêng biệt, chúng chủ yếu giúp xác định xu hướng thông qua các chỉ số RSI hoặc MACD. Trong khi đó, xu hướng đảo chiều được thể hiện bằng nhiều dạng biểu đồ khác nhau như mô hình vai đầu vai, mô hình nến ,mô hình hai đáy,mô hình hai đỉnh. Điểm khác nhau cuối cùng giữa pullback và xu hướng đảo chiều là với pullback thì trong một xu hướng giá tăng sẽ xuất hiện hiện tượng quá mua để thay đổi giá lại, còn trong một xu hướng giá giảm sẽ xuất hiện hiện tượng quá bán để để thay đổi giá lại. Còn với xu hướng đảo chiều trong một xu hướng giá tăng các nhà giao dịch đang mua không còn có thể đẩy giá cao hơn nữa nên giá sẽ đảo chiều và giảm dần; trong một xu hướng giá giảm các nhà giao dịch đang mua không còn có thể đẩy giá thấp hơn được nữa nên giá sẽ đảo chiều và tăng dần.
2. Chiến lược giao dịch sử dụng các ‘cú’ pullback hiệu quả nhất
Trên thực tế, các nhà giao dịch muốn sử dụng được pullback để thu lợi cho các khoản đầu tư của mình thì phải sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật như đường moving average, đường trendlines, Fibonacci Retracement. Các công cụ này sẽ mang tới các chiến lược khác nhau. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc 3 chiến lược để sử dụng các “cú” pullback hiệu quả nhất.
2.1 Chiến lược Trendline
Trendline là một đường thẳng được tạo ra khi các đỉnh và đáy của một xu hướng giá giá nằm liên tiếp trên một đường thẳng. Các đỉnh/đáy sẽ trồi lên sụt xuống trên trendline và đó các cơ hội giao dịch cho các nhà đầu tư.
Để dùng chiến lược này bạn cần có biểu đồ nến và một đường trendline
Cách thực hiện:
· Xác định xu hướng hiện tại của thị trường ( đang tăng hay đang giảm) bằng cách nối ít nhất 2 đỉnh/đáy.
· Khi giá cắt điều chỉnh thêm một lần nữa và sau đó giao cắt vào đường trendline, đó là lúc vào một lệnh Mua hoặc Bán.
2.2 Chiến lược dùng Moving Averages
Đường moving average hay đường trung bình động được hiểu là một chỉ báo kỹ thuật có chức năng tổng hợp những điểm dữ liệu trong một bảo mật tài chính trong vòng một thời gian cụ thể và được chia tổng số cho tổng số điểm dữ liệu có được tại mức trung bình. Dựa vào moving average, các nhà phân tích thị trường và các nhà đầu tư tài chính sẽ biết được chiều tăng giảm của một xu hướng để tăng hiệu quả đầu tư. Cụ thể là, nếu moving average có chiếu đi lên nghĩa là giá chứng khoán đang tăng. Ngược lại, nếu bạn thấy moving average đi theo chiếu xuống thì nghĩa là giá chứng khoán đang giảm.
Để dùng chiến lược này bạn cần có: EMA 20, EMA 50 và EMA 200
Cách thực hiện:
· Xác định xu hướng hiện tại của thị trường: EMA 20 nằm phía trên EMA 50, EMA 50 nằm phía trên EMA 200 ta có xu hướng tăng. Khi EMA 20 nằm phía dưới EMA 50, EMA 50 nằm phía dưới EMA 200 ta có xu hướng giảm.
· Vào lệnh: Khi xu hướng tăng, đường giá thay đổi và chạm vào đường EMA 20, đó là lúc vào lệnh mua. Khi xu hướng giảm, giá thay đổi và chạm vào đường EMA 20, đó là lúc vào lệnh bán.
Chiến lược dùng Fibonacci hồi quy
Fibonacci hồi quy là một công cụ để phân tích kỹ thuật khá phổ biến.
Có 3 mức Fibonacci nên lưu ý đó là: 50%, 38.2% và 61.8%
Cách thực hiện:
Chọn một khoảng giá gần nhất ở trên biểu đồ rồi nối đỉnh giá cao nhất và đáy giá thấp nhất của khoảng giá gần nhất ở trên biểu đồ.
Vào lệnh mua/bán khi nến check các mức fibo 50%, 38.2% và 61.8%
3.Có nên dùng pullback?
Tới đây bạn đã hiểu khái niệm pullback và các chiến lược để sử dụng nó. Nếu bạn còn băn khoăn không biết có nên sử dụng pullback để đưa ra quyết định đầu tư của mình hay không thì mời bạn xem qua các ưu, nhược điểm của pullback và quyết định nhé.
Ưu điểm:
Cơ hội vàng để mua: Như đã nói ở trên các đợt Pullback được nhiều người cho là cơ hội để mua sau khi giá chứng khoán vừa trải qua một biến động tăng giá lớn. Nếu có nhiều kinh nghiệm thì pullback chính là những cú may mắn lớn cho bạn.
Dễ nhận biết được điểm cắt lỗ: Khi một nhịp Pullback có sự điều chỉnh sâu, đến mức biến thành một xu hướng đảo chiều thì đó là thời điểm mà bạn cần cắt lỗ.
Nhược điểm:
Pullback có thể trở thành xu hướng đảo chiều: Hạn chế lớn nhất của pullback là pullback có thể là sự bắt đầu của một xu hướng đảo chiều thực sự nên bạn cần hết sức lưu ý.
Phụ thuộc vào xu hướng thị trường: Khi không xác định được xu hướng thị trường hiện tại thì pullback hoàn toàn không có ý nghĩa gì.
Bỏ lỡ cơ hội: Bạn có thể mất đi cơ hội vào lệnh khi xu hướng giá của thị trường đang mạnh vì nhịp Pullback thay đổi quá ít so với điều bạn kỳ vọng.
Lời kết: Hôm nay bạn đã học thêm một kỹ thuật phân tích ky thuật tài chính. Chúc các bạn thành công trên con sự nghiệp tài chính của mình.
Comments
D. jhon shikon milon
Is this article helpful to you?
LikeReply