LỢI NHUẬN TRÊN VỐN (ROE) LÀ GÌ? LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÍNH CHỈ SỐ ROE?

    Khi muốn tham gia vào một thị trường tài chính, chúng ta đều cảm thấy mơ hồ, băn khoăn về các thuật ngữ liên quan đến thị trường. Trên thị trường kinh doanh, nếu bạn muốn phân tích cổ phiếu và quyết định hướng đầu tư, thì chắc chắn rằng bạn cần phải biết về những chỉ số tài chính như ROE, ROS, ROA,... Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu về chỉ số tài chính ROE – lợi nhuận ròng trên vốn.

    · Chỉ số lợi nhuận trên vốn (ROE) là gì?

    · Làm sao để xác định chỉ số ROE?

    · Cách sử dụng chỉ số ROE trong thực tế: giá trị cho cổ đông & nhận diện doanh nghiệp

     

    Chỉ số lợi nhuận trên vốn (ROE) là gì?

    Chỉ số lợi nhuận trên vốn, tiếng Anh là Return On Equity (viết tắt là ROE) được sử dụng để thể hiện mức độ hiệu quả trong việc đầu tư thu lợi nhuận bằng cách sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ số này  được coi là lợi nhuận trên tài sản ròng vì vốn của các bên chủ sở hữu hay các cổ đông thì bằng tài sản của công ty trừ đi nợ của nó.

     

     

    Cách xác định chỉ số này?

     

    Chỉ số ROE có thể được tính bằng công thức:

    Chỉ số lợi nhuận trên vốn (ROE) = 

    · Lợi nhuận ròng: là lợi nhuận sau cùng của doanh nghiệp, được tính bằng thu nhập trừ đi cho tất cả các loại chi phí (chi phí sản xuất, lương nhân viên, các loại thuế,...), nằm ở bảng thống kê tổng hoạt động kinh doanh hay báo cáo thu nhập trong năm gần nhất hoặc sau 12 tháng đối với doanh nghiệp mới thành lập.

    · Vốn sở hữu: là nguồn vốn của doanh nghiệp, tìm thấy ở bảng cân đối tài chính kế toán của toàn bộ thay đổi tài sản và nợ của công ty kể từ khi thành lập.

    Ví dụ: Bạn sử dụng tiền túi 10 đồng và không vay thêm để mở một quán cà phê, sau một thời gian 12 tháng thì có lợi nhuận là 20 đồng, vậy chỉ số lợi nhuận trên vốn ROE của bạn là: 20/10 = 2, tức 200%.

    Tuy nhiên, hầu hết ROE của các doanh nghiệp trong lĩnh vực tiện ích thì chỉ đạt tối đa 10%, còn đối với các nhà bán lẻ hoặc công ty công nghệ thì con số này lại vượt ngưỡng 18%. Mức ROE lý tưởng để đánh giá một công ty là có đủ khả năng tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế phải đạt tối thiểu 15%.

    Lưu ý rằng chỉ số phần trăm này chỉ có thể sử dụng tính toán trong trường hợp lợi nhuận ròng và vốn sở hữu đều dương (tức có vốn và có sinh lời).

     

    Sử dụng chỉ số ROE trong thực tế (đối với doanh nghiệp)

    Sử dụng chỉ số ROE để đánh giá khả năng tạo ra giá trị cho cổ đông (divident growth rates)

    ROE là một tiêu chí tốt để đánh giá mức độ sử dụng vốn hợp lí để tạo ra lợi nhuận cho công ty. Do vậy, ROE còn thể hiện tiềm năng về tốc độ tăng trưởng cổ phiếu của công ty cũng như tốc độ tăng cổ tức (divident growth rates) của cố phiếu đó. Hai chỉ tiêu này có thể được sử dụng để so sánh giữa hai công ty khác nhau.

    Để ước tính tỷ lệ tăng trưởng cổ tức của công ty: 

    Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức = ROE x Tỷ lệ trả lại

    Tỷ lệ trả lại của công ty là tỷ lệ phần trăm thu nhập ròng được công ty trả lại cho cổ đông thông qua cổ tức. Thông qua công thức này, chúng ta có thể xác định được tỷ lệ tăng trưởng cổ tức bền vững, có lợi cho công ty và cổ đông.

    Ví dụ: Một nhà đầu tư quyết định đầu tư vào một trong hai công ty A và B. Cả hai công ty đều có thu nhập ròng giống nhau, nhưng tỷ lệ duy trì của mỗi bên là khác nhau.

    · Chỉ tiêu ROE của công ty A là 15%, tỷ lệ trả lại 30% dưới dạng lợi nhuận ròng cho cổ đông, vậy công ty A có tỷ lệ tăng trưởng cổ tức là 4.5%

    · Với công ty B, mức ROE cũng là 15%. Tuy nhiên, công ty chỉ trả 10% thu nhập ròng cho cổ đông, vậy tỷ lệ tăng trưởng cổ tức của công ty này là 1.5%

    Khi một cổ phiếu tăng cao hơn hoặc thấp hơn mức tỷ lệ tăng trưởng bền vững, cần xem xét các rủi ro đang tồn tại và điều tra giải quyết.

    Sử dụng chỉ số ROE để nhận diện doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững (sustainable growth rates)

    Ngoài việc thể hiện tiềm năng sinh lời cho cổ đông, ROE còn giúp các nhà đầu tư nhanh chóng nhận diện doanh nghiệp nào có lợi thế cạnh tranh trên thị trường đông đúc.

    Mặc dù tồn tại một số hạn chế, nhưng chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn (ROE) có thể được sử dụng ban đầu để ước tính sự phát triển trong tương lai và thuyết phục cổ đông đầu tư vào doanh nghiệp.

    Để ước tính tỷ lệ tăng trưởng dự kiến của công ty: 

    Tỷ lệ tăng trưởng dự kiến = ROE x Tỷ lệ duy trì của công ty

    Tỷ lệ duy trì (hay tỷ lệ giữ lại) của công ty là tỷ lệ phần trăm thu nhập ròng được công ty giữ lại hoặc tái đầu tư cho tăng trưởng trong tương lai. Cách phân tích bằng cách sử dụng công thức này đực gọi là mô hình tỷ lệ tăng trưởng bền vững.

    Ví dụ: Một nhà đầu tư quyết định đầu tư và tìm thấy hai công ty A và B. Cả hai công ty đều có thu nhập ròng giống hệt nhau, nhưng tỷ lệ duy trì của mỗi bên là hoàn toàn khác biệt.

    · Mức ROE của công ty A là 15%, tỷ lệ trả lại 30% dưới dạng lợi nhuận ròng cho cổ đông, vậy công ty A đã giữ lại 70% thu nhập ròng cho tích trữ hoặc tái đầu tư.

    · Với công ty B, mức ROE cũng là 15%. Tuy nhiên, công ty chỉ trả 10% thu nhập ròng cho cổ đông, vậy tỷ lệ giữ lại của công ty B là 90%.

    Sử dụng công thức tính tỷ lệ tăng trưởng dự kiến, chúng ta có tỷ lệ tăng trưởng của hai công ty lần lượt là: 10,5% với công ty A và 13,5% đối với công ty B.

    Trong ví dụ trên, sự so sánh về mặt tăng trưởng khiến công ty B trở thành sự lựa chọn của nhà đầu tư. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng tỷ lệ trả lại của công ty B thấp hơn so với công ty A, đồng nghĩa cổ đông sẽ có ít lợi nhuận ròng hơn nếu quyết định đầu tư vào công ty B thay vì công ty A. Do vậy, các nhà đầu tư cần tính toán và sửa đổi phép tính để ước tính được tỷ lệ tăng trưởng cổ tức của cổ phiếu phù hợp với hướng đầu tư của mình.

    Hạn chế của chỉ tiêu ROE

    Một chỉ số ROE cao không phải lúc nào cũng chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang phát triển tốt. ROE vượt mức có thể cảnh báo một số vấn đề trong điều hành công ty, như lợi nhuận không đồng đều hoặc công ty đang gánh nợ quá lớn. Ngoài ra, chỉ có thể sử dụng ROE dương để phân tích mà không thể sử dụng ROE âm do công ty thua lỗ hay vốn đầu tư của cổ đông âm. Với những hạn chế này, các công ty có ROE âm không thể được đem ra so sánh với các công ty có ROE dương.

    Comments

    • December 7, 8.00
      D. jhon shikon milon

      Is this article helpful to you?

      LikeReply