Lãi suất vay ngân hàng là gì? Lãi suất vay 6 ngân hàng tốt nhất hiện nay

    1. Lãi suất vay ngân hàng là gì?

    Có thể, gần đây khái niệm vay lãi và lãi suất đã khá là quen thuộc với mọi người rồi thế nhưng để mọi người có cái nhìn khách quan cũng như chính xác hơn. Mình xin giải thích đơn giản như sau, lãi suất là số tiền trả theo  % trên số tiền bạn vay. Khi đi vay bạn sẽ phải trả cả gốc (số tiền bạn vay) và số lãi tính theo % trên số tiền gốc đó. Bạn cần cam kết là sẽ trả hết cả hai phần tiền đó trong một thời gian xác định. Số tiền lãi suất sẽ thường tính theo là ngày/tháng/năm. Thường thì người vay sẽ phải trả lãi theo ngày/tháng/năm. Bạn có rất nhiều bên có thể vay tiền đó là người thân/họ hàng/bạn bè/ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng tư nhân hay gọi là tín dụng đen (nơi mà hầu hết sẽ đưa ra các mức lãi suất “chém” căng). Ví như, nếu bạn là chủ một công ty và bạn cần vốn để có thể vay tiền đầu tư cho dự án mới của công ty. Bạn sẽ liên hệ với nhân viên tư vấn ngân hàng từ đó làm hồ sơ vay vốn ngân hàng để đầu tư. Số tiền lãi suất hàng năm sẽ thường dao động từ 11-12%/năm. Và khi vay, bạn sẽ được tư vấn định mức và bảng trả nợ gồm gốc lẫn lãi theo thời gian tháng/năm. Tại sao, phải có mức lãi suất? – đây có thể sẽ là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Bạn cần hiểu rằng lãi suất sinh ra là một công cụ kinh doanh tiền tệ nhằm khống chế các yếu tố xảy ra của kinh tế như đầu tư, lạm phát hay thất nghiệp. Đối với các ngân hàng lớn như ngân hàng trung ương và ngân hàng dự trữ họ sẽ đưa ra các mức lãi suất thấp và hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư cho nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên đây có thể là con dao hai lưỡi khi đưa ra rủi ro không nhận được tiền trả nợ và gây ra nợ xấu cho nhà nước.  Nền kinh tế Nhật Bản đã từng chứng kiến sữ phá sản do các khoản nợ lớn tạo ra từ các ngân hàng của đất nước mặt trời mọc. Đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ cùng từng chứng kiến sự vụ y hệt và các năm 90, từ đó trở đi các ngân hàng trung ương không cho phép việc hạ lãi suất được xảy ra để chống và ngăn chặn sự đổ vỡ của nền kinh tế từ những bong bóng kinh tế.

    Hiện nay có rất nhiều khái niệm liên quan đên lãi suất. Trong bài này, mình sẽ nói qua về các khái niệm để bạn nắm được ngoài khái niệm lãi suất vay ngân hàng trong bảng dưới.

    - Lãi suất nhận được từ khoản tiền gửi tiết kiệm

    - Lãi suất vay ngân hàng

    - Lãi thả nổi khi vay (loại lãi suất này tỉ lệ sẽ được điều chỉnh theo các kì như 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng)

    - Lãi suất tín dụng

    - Lãi suất tín dụng

    - Lãi suất chiết khuất (ngân hàng trung ương dành cho các ngân hàng thương mại)

    - Lãi suất cơ bản (lãi trụ cột để tính lãi suất kinh doanh của các ngân hàng thương mại)

    2. Cách tính lãi suất vay ngân hàng

    Thực ra cách tính lãi suất rất đơn giản. Nó sẽ là tích của các nhân tố: dư nợ hiện tại, lãi suất và số ngày cần duy trì nợ/365. Thường thì lãi suất được tính sẽ luôn giảm dần vì theo thời gian trả lãi thì số nợ của bạn luôn giảm. Từ đó, dẫn tới số lãi suất của bạn cũng sẽ giảm theo. Nếu như bạn vay 200 triệu và có lãi suất 12%/năm và bạn sẽ định trả trong 24 tháng tại ngân hàng BIDV. Bạn sẽ có bảng tính sau để phân biệt và xác định được số tiền trả tháng đầu, tổng lãi bạn phải chi trả và tổng của số tiền gốc và lãi bạn trả cho BIDV sau 24 tháng.

    Dưới đây là một bảng tiền cụ thể hơn về số tiền lãi cần phải trả, số tiền gốc phải trả hàng tháng và tổng tiền phải trả cho BIDV hàng tháng. Hầu hết, các ngân hàng hiện nay đều có các bảng tính điện tử cho việc vay lãi và chi trả. Nên việc, tính toán sao cho hợp lý để vay tiền chi trả cho đầu tư hay mua sắm một tài sản giá trị lớn sẽ như thế nào.


    3. Bảng lãi suất vay tín chấp ngân hàng

    Đầu tiên, bạn cũng nên tìm hiểu thê nào là vay tín chấp. Đây là một hình thức vay mượn mà không có bất kì giá trị tài sản nào giúp đảm bảo việc vay vốn và trả nợ của người vay. Thường khoản tiền vay tín chấp sẽ dao động từ 5-100 triệu đồng một cá nhân với thời hạn chi trả là ít nhất 6 tháng là nhiều nhất là 36 tháng. Hiện nay, có rất nhiều hình thức vay tín chấp nếu bạn không có tài sản giá trị nào như cầm tin bảng lương, bảo hiểm hay giấy phép kinh doanh. Để có thể nói thì đây là một hình thức vay đem đến nhiều lợi ích cho những người đi vay bởi lẽ không cần thế chấp tài sản, hồ sơ cho vay được duyệt nhanh gọn không mất thời gian. Sau đây, là bảng lãi suất vay tín chấp của một số ngân hàng phổ biến, chắc sẽ giúp ích tham khảo cho bạn.

    Ngân hàng

    Lãi suất  (%/năm)

    Thời hạn vay

    tối đa

    Thu nhập tối thiểu (VNĐ/tháng)

    Techcombank

    18%

    5 năm

    5 triệu

    Woori Bank

    10.5%

    5 năm

    7 triệu

    VPbank

    22%

    4 năm

    4 triệu

    VIB

    15,5%

    5 năm

    7 triệu

    ACB

    22%

    5 năm

    7 triệu

    LienVietPostBank

    15%

    4 năm

    5 triệu

    ANZ

    20%

    5 năm

    8 triệu

    Maritimebank

    15%

    5 năm

    4 triệu

    Citibank

    20%

    5 năm

    15 triệu

    Standard Chartered

    18%

    5 năm

    10 triệu

    HDbank

    24%

    3 năm

    6,5 triệu

    Vietcombank

    15%

    5 năm

    5 triệu

    Prudential finance

    18%

    4 năm

    4 triệu

    BIDV

    11,9%

    5 năm

    7 triệu

    Vietinbank

    9,6 %

    4 năm

    4,5 triệu

    HSBC

    15,99%

    4 năm

    6 triệu


    Thường thì mức vay tín chấp sẽ luôn cực đa dạng và dao động khác nhau giữa các ngân hàng nếu so sánh với nhau. Thường thì sẽ có điểm khác biệt rõ ràng giữa ngân hàng nhà nước và các ngân hàng nước ngoài. Đối với các ngân hàng nước ngoài họ thường đưa ra mức lãi suất khá cao đối với các khách hàng cá nhân có nguồn thu nhập cao. Trong khi đó, các ngân hàng nhà nước sẽ ưu tiên cho vay các cá nhân có thu nhập trung bình để có thể chi trả tầm 4-5 triệu VNĐ/tháng.

    4. Bảng lãi suất vay thế chấp ngân hàng

    Ngược lại với tín chấp, vay thế chấp chính là vay tiền trên tài sản đảm bảo của bạn với ngân hàng. Người có quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản đó sẽ được quyền thế chấp tài sản để đi vay. Nếu như người kia không có khả năng chi trả thì đương nhiên tài sản sẽ thuộc về ngân hàng. Đặc điểm của hình thức vay thế chấp này là sự đảm bảo tài sản cho những rủi ro của ngân hàng, bên cạnh đó thì vay thế chấp này còn đưa ra mức lãi suất cực thấp cho người vay nữa. Ngoài ra, hình thức trả nợ cũng linh hoạt hơn với thời gian cho vay lâu dài. Sau đây là bảng tham khảo với các mức lãi suất thấp


    5. Các hình thức cho vay phổ biến của ngân hàng

    Như bạn đã biêt, ngân hàng sẽ có bốn hình thức vay phổ biến sau đây. Các cá nhân hoặc tổ chức sẽ lựa chọn những hình thức phù hợp với mục đích sử dụng tiền của mình mà chọn.

    - Vay tín chấp: vay không cần tài sản để đảm bảo

    - Vay thấu chi: vay để sử dụng gấp nhiều lần số tiền sở hữu trong tài khoản

    - Vay trả góp: hình thức phổ biến hiện nay

    - Vay thế chấp: đảm bảo tài sản khi thực hiện vay

    Comments

    • December 7, 8.00
      D. jhon shikon milon

      Is this article helpful to you?

      LikeReply