HỆ SỐ GIÁ TRÊN LỢI NHUẬN MỘT CỔ PHIẾU (TỶ SỐ P/E) LÀ GÌ? CÁCH SỬ DỤNG TỶ SỐ P/E ĐỂ ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU


    Đầu tư cổ phiếu từ lâu đã trở thành một lựa chọn cho những nhà đầu tư trên khắp thế giới. Hiện nay, thị trường chứng khoán cũng đang trở thành một thị trường tiềm năng đầy cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam. Để tìm hiểu về thị trường này thì có rất nhiều mảng, vì vậy hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tý số P/E qua từng bước sau đây:

    · Hệ số giá trên lợi nhuận (P/E ratio) là gì? Cách tính tỷ số P/E?

    · P/E tra cứu và P/E dự tính

    · Ý nghĩa của tỷ số P/E, ví dụ về hệ số đầu tư cổ phiếu

    · Một hệ số P/E tốt cần có những gì? P/E thấp có tốt không?

    · Cách sử dụng P/E để đầu tư cổ phiếu

    Hệ số đầu tư cổ phiếu (P/E  ratio) là gì? Công thức tính tỷ số P/E?

    Tỷ số  P/E là gì?

    Hệ số giá trên lợi nhuận (tiếng Anh là Price to Earning Ratio, viết tắt là P/E) là một tỷ số tài chính được dùng trong đầu tư cổ phiếu. Tỷ số P/E thể hiện mối quan hệ giữa giá cổ phiếu hiện tại của một công ty so với thu nhập trên mỗi cổ phiếu sau thuế (EPS) của công ty đó

    Tỷ số này được sử dụng để cung cấp thông tin về giá mà một nhà đầu tư sẵn sàng trả cho một cổ phiếu trên thị trường.

    Công thức tính hệ số đầu tư cổ phiếu P/E

    https://www.educba.com/pe-ratio-formula/

    Hệ số đầu tư cổ phiếu (P/E Ratio) =

    Phân loại tỷ số P/E – hệ số đầu tư cổ phiếu

    P/E ước tính (Forward P/E)

    P/E ước tính (hay còn gọi là P/E dự phóng, tiếng Anh là Forward P/E) là hệ số P/E dự báo thu nhập trong năm tới (4 quý tiếp theo) của công ty đó. P/E dự phóng được sử dụng để so sánh thu nhập hiện tại và thu nhập trong tương lai, nhằm phác hoa rõ nét quá trình phát triển, thay đổi của thu nhập trong điều kiện không thay đổi hay điều chỉnh kế toán khác.

    Tỷ số P/E ước tính tuy giúp dự đoán để đưa ra các quyết định đầu tư, tuy nhiên các công ty có thể đánh giá thu nhập trong tương lai thấp xuống, và công bố vượt mức dự kiến này trong tương lai khi thu nhập của quý tiếp theo vượt mức. Vì chỉ mang tính ước tính nên những chuyên gia đầu ngành có thể cung cấp những dự liệu khác với công ty, và dễ gây ra nhầm lẫn cho nhà đầu tư.

    P/E tra cứu (Trailing P/E)

    Khác với P/E ước tính, P/E tra cứu (tiếng Anh là Trailing P/E) là tỷ số P/E sử dụng thu nhập của 4 quý trước đó. Đây là hệ số P/E được sử dụng nhiều nhất vì nó sử dụng các số liệu cụ thể và được các nhà đầu tư tin tưởng vì họ muốn xem xét dựa trên tình hình quá khứ và đưa ra những dự báo cá nhân riêng. Tuy mang tính khách quan nhưng P/E tra cứu lại chỉ phản ánh được tình hình ở quá khứ chứ không dự đoán được tình hình ở tương lai, vì vậy nhà đầu tư cần đưa ra dự đoán cá nhân và lưu ý tới những yếu tố khác như giá cổ phiếu biến động, thị trường và nền kinh tế tác động đến cổ phiếu,...

    Ý nghĩa, tác dụng và ví dụ của hệ số đầu tư cổ phiếu Price – to – Earning Ratio

    Ý nghĩa của hệ số P/E

    Hệ số đầu tư cổ phiếu P/E được sử dụng rất rộng rãi như một công cụ giúp các nhà đầu tư phân tích cổ phiếu, xác định giá trị của cổ phiếu – giá được định cao hơn hay thấp hơn giá trị thực – và so sánh tiềm năng giữa các loại cổ phiếu khác nhau.

    Hệ số P/E còn cho biết số tiền mà nhà đầu tư có thể nhận được khi đầu tư một đơn vị tiền tệ từ thu nhập của công ty đó, hay còn cho thấy khả năng sẵn sàng chi ra để đầu tư của các nhà đầu tư cho môi một đơn vị tiền tệ thu về.

    Ví dụ: tỷ số P/E là 10, có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra 10 đồng đầu tư để thu về 1 đồng thu nhập từ giá cổ phiếu hiện tại.

    Ví dụ

    Một công ty A có giá cổ phiếu đóng cửa ở mức 91,09 đồng vào ngày 14 tháng 11 năm 2019. Lợi nhuận của công ty A tính trong một năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 1 năm 2019 là 13,64 tỷ đồng. Số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 3,1 tỷ cổ phiếu.

    EPS (lợi nhuận sau thuế trung bình) của công ty A = = 4,40

    Tỷ lệ P/E của công ty A tính được = = 20,70

    Một hệ số P/E tốt cần có những gì? P/E thấp có tốt không?

    Thông thường thì một chỉ số P/E cao sẽ thu hút những nhà đầu tư đang kỳ vọng vào sự tăng trưởng lợi nhuận cao hơn trong tương lai. Ngược lại, nếu hệ số giá trên lợi nhuận P/E thấp, thì có thể cho thấy rằng công ty đó trước đây đã phát triển và đem lại lợi nhuận tốt, hoặc bị định giá thấp ở hiện tại, và có thể sẽ vực dậy trong tương lai. Mỗi nhà đầu tư đều có một tầm nhìn gần hoặc xa riêng, vậy nên việc lựa chọn hướng đi theo hệ số giá trên lợi nhuận Price to Earning là tùy thuộc vào mỗi người.

    Ví dụ: Trước đây khi đang ở thời kỳ phát triển mạnh, Microsoft có hệ số P/E vượt mức 100. Tuy nhiên vào tháng 6 năm nay, hệ số này giảm mạnh chỉ còn 43 vì tỷ lệ tăng trưởng và sinh lợi nhuận dù cao nhưng không thể bằng trước đây. Hệ số P/E không chỉ bị ảnh hưởng bởi tình hình phát triển hiện tại, mầ còn nằm ở sự đánh giá của các nhà đầu tư: họ cho rằng không có nhiều tiềm năng nữa thì sẽ không đầu tư nhiều và không đẩy giá cổ phiếu lên cao. Do vậy, việc tăng giảm P/E là chuyện bình thường và không hoàn toàn biểu thị cho việc thua lỗ.

    Ngoài ra cũng có trường hợp công ty biểu thị hệ số P/E là N/A, điều đó có nghĩa là công ty không có lợi nhuận hoặc thua lỗ ở thời điểm hiện tại. Mặc dù chúng ta có thể tính ra hệ số P/E âm đi chăng nữa thì thông thường vẫn chỉ biểu thị là N/A.

    Làm sao để lựa chọn đầu tư cổ phiếu dựa vào hệ số P/E?

    Để lựa chọn được một loại cổ phiếu thích hợp bạn có thể dựa vào các tiêu chí sau:

    Ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh

    Những công ty có lĩnh vực không bị lỗi thời trong thời gian dài hoặc có tiềm năng phát triển trong tương lai sẽ là lựa chọn thích hợp cho các nhà đầu tư. Ngoài ra khi muốn so sánh các công ty để lựa ra công ty tốt nhất cho việc đầu tư, chỉ nên so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành.

    Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp

    Cần chú ý đến tốc độ tăng trưởng và chỉ số P/E trong quá khứ cùng lời dự đoán trong tương lai có đạt được tăng trưởng như kỳ vọng hay không. Nếu hệ số của công ty không khớp hoặc phù hợp với mức tăng trưởng thì cần phải xem lại việc tính toán hệ số P/E bằng việc sử dụng EPS kế hoạch.

    Một số hạn chế của hệ số P/E

    Tương tự như những chỉ số dùng để dự đoán đầu tư trong thị trường cổ phiếu, hệ số giá trên lợi nhuận P/E cũng có những hạn chế riêng. Hệ số P/E rất khó để tính toán khi công ty không có lợi nhuận hoặc thua lỗ trên cổ phiếu. Hệ số này chỉ có thể dùng để so sánh khi công ty đó có lãi trở lại.

    Ngoài ra, hệ số không thể dùng để so sánh giữa các công ty thuộc lĩnh vực khác nhau.


    Comments

    • December 7, 8.00
      D. jhon shikon milon

      Is this article helpful to you?

      LikeReply