Định giá cổ phiếu là gì? 11+ công thức định giá cổ phiếu:
Mục lục
1. Định giá cổ phiếu
2. 11 công thức định giá cổ phiếu
2.1 Phương pháp PE
2.2 Phương pháp P/B
2.3 Phương pháp cổ tức hoặc phương pháp chiết khấu dòng cổ tức.
2.4 Phương pháp chiết khấu dòng tiền.
2.5 Phương pháp EV/EBIT, & EV/EBITDA.
2.6 Phương pháp P/S
2.7 Phương pháp PEG
2.8 Phương pháp theo công thức Benjamin Graham
2.9 Công thức định giá cổ phiếu mà Peter Lynch & John Neff dùng – sự kết hợp giữa cổ tức, tốc độ tăng trưởng & P/E
2.10 Phương pháp đánh giá doanh nghiệp như chỉ số ROE, chỉ số ROA
2.11 Các công thức ít phổ biến khác
1. Định giá cổ phiếu là gì?
Các bạn đã biết cổ phiếu là một loại hình thức tồn tại của chứng khoán. Cổ phiếu được phát hành dưới dạng chứng chỉ hay bút toán ghi sổ. tại đây người sở hữu được xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp dưới sự công nhận của pháp luật. Những người sở hữu cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty hay doanh nghiệp phát hành cổ phiếu.
Bạn nên tìm hiểu các thông tin sau, bởi lẽ có hai loại cổ phiếu đó là thường và ưu đãi
CỔ PHIẾU THƯỜNG
CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI
- Tự do chuyển nhượng
- Có quyền biểu quyết đối với các đại hội cổ đông
- Được nhận/hưởng cổ tức theo kết quả báo cáo kinh doanh hàng năm
- Nhận hoặc hưởng lợi tức ổn định trong một thời gian xác định
- Không được bầu hay ứng cử
- Nhận được cổ tức trước tiên trong bất kì tình huống nào.
Nếu không nói thì các bạn cũng hiểu hiện nay cổ phiếu là danh mục đầu tư vô cùng HOT. Lợi nhuận đem lại cao trong thời gian dài hạn và đặc biệt là cao hơn lãi gửi tiết kiệm ngân hàng (chỉ 6-7%/năm).
2. 11+ công thức định giá cổ phiếu
Trước tiên để có thể tìm hiểu về các công thức định giá cổ phiếu bạn cần thực sự hiểu về ý nghĩa hay khái niệm của định giá cổ phiếu là gì. Định giá cổ phiếu là tìm ra giá trị thực sự hay nội tại của cổ phiêú.
Ví dụ đơn giản như sau, nếu bjan muốn mua một chiếc SH thì định giá của nó là 70 triệu VNĐ, xe Wave trị giá 20 triệu VNĐ. Nếu ai đó bán chiếc SH 40 triêu VNĐ thì bạn nên mua ngay bởi lẽ giá trị thực của nó là 75 triệu VNĐ. Còn nếu ai đó bán chiếc Wave 40 triệu VNĐ thì đương nhiên bạn không mua vì nó gấp đôi giá trị thực của chiếc xe.
Để có thể tính toán giá tị thực thì bạn phải thông qua các phương pháp định giá cổ phiếu. Và tuân theo nguyên tắc sau:
Giá thị trường > giá trị thực thì KHÔNG MUA
Gía thị trường < giá trị thực thì MUA
Sau đây bạn nên tìm hiểu về 11 công thức định giá cổ phiếu
2.1 Phương pháp PE
Ta thường tính toán PE hay gọi là Price to Earning Ratio theo công thức sau
P/E = Giá thị trường : EPS
Hay công thức P/E = Vốn hóa công ty : Lợi nhuận sau thuế
Đây là một chỉ số giúp cho định giá để đàu tư cổ phiếu. Nếu như PE thấp nghĩa là cổ phiếu ị định giá thấp hoặc công ty đang gặp vấn đề về tìa chính hay kinh doanh. Ngoài ra công ty có thể xuất hiện các biến cố về tổ chức hay tài sản. Đối với PE cao thì nười ta sẽ nhìn thấy tương lai tốt đẹp của công ty. Lợi nhuận thời điểm có thể it nhưng chỉ là tạm thời, công ty sẽ có một tương lai vô cùng sáng lạng.
2.2 Phương pháp P/B
PB được viết đến là tên viết tắt của Price to Book Value Ratio, tỉ số này thể hiện giá cổ phiếu hiện đang đáng giá hơn bao nhiêu lần tài sản ròng của công ty (theo báo cáo doanh nghiệp). P/B được tính toán theo công thức sau
P/B = Giá thị trường : Giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu
Hay P/B = Vốn hóa công ty : Vốn chủ sở hữu
P/B người ta thường kì vọng chỉ số này dương bới lẽ nếu nó âm nghĩa là khả năng công ty đang làm ăn thua lỗ. Chỉ sổ này cực kì thích hợp cho việc định giá những công ty có đa số tài sản có tính thanh khoản cao (ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm và các công ty đầu tư khác)
2.3 Phương pháp cổ tức hoặc phương pháp chiết khấu dòng cổ tức.
Trước tiên ta nên hiểu tỷ suất cổ tức là gì bởi công thức này phụ thuộc vào cổ tức. Tỷ suất cổ tức chính là tỉ lệ của cố tức bằng tiền và thị giá của nó. Đối với các nhà đầu tư, thì mua cổ phiếu có thể được trả cổ tức. cổ tức có lãi suất khung hoặc tỷ suất cao là công ty lớn và thực hiện kinh doanh thành công.
2.4 Phương pháp chiết khấu dòng tiền.
Chiết khấu dòng tiền là một trong các công thức giúp chúng ta định giá cổ phiếu. công thức được định giá như sau
PV = FV / (1 + r)^n
Trong đó R chính là suất chiết khấu, n là số năm.
Nếu như lấy bảng sau làm ví dụ ta sẽ tính được chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp này
- Năm 2007: PV = 50000 : (1 + 10%)^1 = 45.454
- Năm 2008: PV = 50000 : (1 + 10%)^2 = 41.322
- Năm 2016: PV = 50000 :(1 +10%)^10 = 19.277
2.5 Phương pháp EV/EBIT, & EV/EBITDA.
Hai chỉ số EV/BITDA và EV/EBIT là hai trong nhiều chỉ số được dùng để định giá cổ phiếu khi các nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán. Có rất nhiều nhà đầu tư nổi tiếng sư dụng tỉ số này theo công thức sau
Để có thể tính được các tỉ số nhỏ như EV (giá trị của doanh nghiêp), thì ta lấy tổng vốn hóa thị trường và tổng nợ trừ đi tiền mặt. Ngoài ra thì EBITDA và EBIT sẽ được tính như sau.
EBITDA = (Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay các nơi + Khấu hao tài sản)
EBIT = (Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay các nơi)
2.6 Phương pháp P/S
P/S là chỉ số giúp ngăn ngừa tình trạng bóp méo hoặc chỉnh sửa các số liệu tài chính trong báo cáo tài chính của công ty. Lợi nhuận tăng hoặc giảm 2 lần thì không có nghĩa doanh thu tăng nhanh chóng trong một thời gian ngắn. P/S sẽ giúp chúng ta hạn chế sự bóp méo số liệu.
2.7 Phương pháp PEG
PEG là chi phí tri trả cho thu nhập hay gọi là số năm hòa vốn của doanh nghiệp. chỉ số PEG hay chỉ số PE chia cho G. nghĩa là PE chia cho tốc độ tăng trưởng dự đoán trong tương lai của doanh nghiệp.
2.8 Phương pháp theo công thức Benjamin Graham
Đây gọi là nguyên tắc đầu tư giá trị đến từ giáo sư kinh tế Benjamin Graham. Để có thể theo dõi hay tính toán thì bạn nên tìm hiểu 3 công thức cơ bản của giá sư như sau.
Công thức 1: định giá
Giá trị thực = Tổng EPS x (8.5 + 2 g)
Công thức 2
Công thức này được đánh giá tỉ mỉ và an toàn hơn công thức 1.
Công thức 3:
Giá trị thực = (22.5 X EPS X BVPS) ^ (½)
2.9 Công thức định giá cổ phiếu mà Peter Lynch & John Neff dùng – sự kết hợp giữa cổ tức, tốc độ tăng trưởng & P/E
Trong công thức này người ta nhăc bạn về việc mua giá tị cổ phiếu nhỏ hơn giá trị thức và sự đầu tư của bạn đã nằm trong biên an toàn. Ngoài ra bạn cần tính toán theo công thức sau
(R + G) / PE > 1,5
Chỉ số này càng cao càng tốt
Trong đó:
· R: Tỷ suất cổ tức tính theo %
R = Cổ tức (VNĐ) chia cho Giá cổ phiếu hiện tại
· G: Tốc độ tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp tính theo %
· PE: Chỉ số P/E của cổ phiếu bạn cần đầu tư
2.10 Phương pháp đánh giá doanh nghiệp như chỉ số ROE, chỉ số ROA
Các bạn hoàn toàn có thể tìm đọc các bài báo trước của mình về đánhh giá các chỉ số ROE Return on Equity hay là ROA Return on Asset. Tuy nhiên hai chỉ số này cần kết hợp với nhau thì mới đưa ra được so sánh toàn diện cho mức định giá của cổ phiếu được. Hãy tìm đọc bài báo của mình về hai chủ đề này để hiểu rõ hơn nhé.
2.11 Các công thức ít phổ biến khác
Ngoài các phương pháp trên chúng ta còn có thể định giá cổ phiếu qua phương pháp Excell. Bạn dùng phần mềm Excel để hỗ trợ tính toán giá cổ phiếu thông qua các hỗ trợ như Time Value, Lease or buy a car hay real rates.
Comments
D. jhon shikon milon
Is this article helpful to you?
LikeReply