Phân tích kỹ thuật chứng khoán:


    Mục lục

    1. Phân tích kĩ thuật là gì

    1.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới doanh nghiệp

    1.2 Xu hướng biến đổi giá

    1.3 Lịch sử của cổ phiếu

    2. Năm chỉ số xu hướng biến động giá quan trọng

    2.1 Đường trung bình trượt giản đơn (Simple Moving Averages – SMA)

    2.2 Đường trung bình trượt cấp số nhân (Exponential Moving Averages – EMA)

    2.3 Chỉ số biên độ biến động giá (Bollinger Bands)

    2.4 Chỉ số Báo hiệu giá đảo chiều (Parabollic SAR – PSAR)

    2.5 Sức mạnh bí ẩn của chỉ báo ADX

    3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp phân tíc kĩ thuật

     

    1. Phân tích kỹ thuật là gì ?

     

    Nếu như bạn đã từng  tìm hiểu về chứng khoán thì bạn sẽ biết được rằng để các môi giới hay các nhà đầu tư xác định xu hướng của một mã cổ phiếu họ cần nắm được cách phân tích kĩ thuật của cố phiếu đó. Từ đó, xác định được rõ cơ hội đầu tư giao dịch của chính mình mà quyết định mua ra bán vào như thế nào. Thường có hai cách tiếp cận vào thị trường đó là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. để có thể phân tích kĩ thuật chính xác và sát sao nhất, người đầu tư cần phải tập trung vào các thông tin xung quanh việc kinh doanh, nhân sự và hàng hóa cũng như dòng tiền của doanh nghiệp. Ngoài ra cũng có những yếu tố quan trọng cần được để tâm như là các yếu tố ảnh hưởng tới doanh nghiệp, xu hướng biến đổi giá, và lịch sự của cổ phiếu. vậy mình nên tìm hiểu về các yếu tố đó một chút nhỉ?

    1.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới doanh nghiệp

    Các biến động giá chịu ảnh hưởng của tất cả các yếu tô bên ngoài như yếu tố thị trường. Vì thế, bản thân các nhà đầu tư cần xem xét tỉ giá để xác định đầu tư như nào cho hiệu quả. Đối với các yếu tố bên ngoài nằm ngoài hẳn sự kiểm soát của doanh nghiệp như một thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh hoành hành hay chiến tranh căng thẳng địa chính trị. Tất cả những yếu tố này có thể sẽ ảnh hưởng đến một thị trường hay một nhóm ngành nhất định.

    1.2 Xu hướng biến đổi giá

     

    Trong phân tích kỹ thuật của chứng khoán, biến động giá cổ phiếu được cho là sẽ đi theo xu hướng nhất định. Điều này cho thấy rằng sau khi một xu hướng đã được xác định, các nhà đầu tư sẽ biết được các biến động giá trong tương lai sẽ nhiều khả năng sẽ đi theo xu hướng đúng xu hướng mà họ đã nắm được chứ khả năng đi ngược lại xu hướng đó để chống lại nó là cực kì thấp. Hầu hết các chiến lược đầu tư theo phân tích kỹ thuật sẽ chạy theo sự giả định này. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sẽ thành công hay đúng 100% bởi đã là giả định thì sẽ có khả năng không đúng.

    1.3 Lịch sử của cổ phiếu

    Ta biết rằng, hàng năm sẽ luôn có các quãng thời gian mà việc tăng giảm xảy ra theo như dự đoán đây chính là kết quả của phân tích kỹ thuật. Hay người ta gọi đây là lịch sử lặp lại. Lấy ví dụ cho các bạn dễ hiểu, trước các kì họp của FED các tỉ giá tiền tệ như Euro hay USE sẽ thường tăng. Khi đó các nhà đầu tư trước khi có kết quả phiên họp của FED, họ sẽ dồn dòng tiền để mua ủ tiền trước, đương nhiên sau kì họp tỉ giá tăng họ sẽ bán ra để ăn chênh lệch. Việc này đương nhiên liều thì ăn nhiều và cần vốn đầu tư thật to để có thể làm việc ăn chênh lệch này. Từ đó có thể thấy phương pháp phân tích kỹ thuật và kết hợp sử dụng dữ liệu giá cả trong quá khứ đã giúp họ thành công trong việc tiên đoán hay dự báo vùng mà tỷ giá trong tương lai gần. Trong cổ phiếu người ta gọi nó là mức hỗ trợ và mức kháng cự.

    2. Năm chỉ số xu hướng biến động giá quan trọng

    Đối với cách phân tích kĩ thuật, ta sẽ có năm xu hướng biến động chính mà nên chú ý. Đó là: đường trung bình trượt giản đơn (SMA), đường trung bình trượt cấp số nhân (EMA), chỉ số biên độ biến động giá, chỉ số báo hiệu giá đảo chiều và sức mạnh bí ẩn của chỉ báo ADX. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về năm chỉ số xu hướng biến động như sau:

    2.1 Đường trung bình trượt giản đơn (Simple Moving Averages – SMA)

    Có thể các bạn không biết Trung bình trượt giản đơn là tên dịch ra của cụm từ  Simple moving average, với tên viết tắt SMA. Chỉ số này được tính bằng tổng giá trong một khoảng thời gian rồi chia cho số quan sát trong khoảng thời gian đó của một chỉ số. Ta có công thức tính chỉ số đó như sau: 

    MA (n) = (C1 + C2 + ... + Cn)/n



    Trong đó:

    C là giá đóng cửa cổ cổ phiếu

    n là số ngày mà ta dùng để tính giá của cổ phiếu

    Đường trung bình trượt có thể được tính toán cho những khoảng thời gian dài khác nhau như 10 ngày, 30 ngày, 50 ngày, 60 ngày, hay 200 ngày. Từ đó, lần lượt các chỉ số của đường trung bình trượt sẽ được ghi là MA (10), MA (20), MA (30), MA (50), MA (60), và MA (200). Để có thể ứng phó với các biến động giá hàng ngày thì những giá trj trung bình sẽ được điều chỉnh. Đường trung bình trượt giúp cho các nhà phân tích hoặc các nhà đầu tư tìm được được xu hướng của giá chứng khoán, cổ phiếu mà đang theo dõi.

    2.2 Đường trung bình trượt cấp số nhân (Exponential Moving Averages – EMA)

    Gần giống như SMA, Đường Trung bình trượt cấp Số nhân (hay còn gọi là Exponetial Moving Averages) là việc tính toán chỉ số không quan tâm tới biến động giá hàng ngày bằng cách loại bỏ nó khỏi tính toán và tạo ra một đường chạy chung với giá cổ phiếu. SMA mang trong mình tính chất gia quyền nghĩa là giá chịu tác động từ mức giá gần nhất trong khi đường SMA tất cả các giá đều có tác động ảnh hưởng như nhau.

    2.3 Chỉ số biên độ biến động giá (Bollinger Bands)

    Đây là phương pháp phân tích xu hướng được phát triển bởi một người tên là John Bollinger, phương pháp này sử dụng sự bất ổn định của giá và các mức giá liên quan trong một khoảng thời gian cố định để phân tích. Phương pháp này kết hợp giữa đừogn trung bình cộng, độ lệch chuẩn và hoạt động bao quanh giá của cổ phiếu. Mỗi một chỉ số sẽ gồm ba đường:

    đường trung bình nằm ở giữa (tên là moving average)

    đường dải trên nằm bên trên đường trung bình (tên là upper band)  

    đường dải dưới nằm bên dưới đường trung bình.

    2.4 Chỉ số Báo hiệu giá đảo chiều (Parabollic SAR – PSAR)

    Đây là kĩ thuật được phát triền bởi  J. Welles Wilder Jr.  đồng thời là nhà phát triển ra các chỉ số như RSI, ATR hay là ADX. Đường đảo chiều có ba tác dụng chính đó là xác định vị trị thoát lệnh, xu hướng và điểm vào lệnh. Đây cũng chính là điểm mạnh của xu hướng này vì nó giúp bạn thoát khỏi giao dịch thật sớm để rut ngắn thời gian đầu tư cũng như giảm thiểu lỗ.

    2.5 Sức mạnh bí ẩn của chỉ báo ADX

    25 là mức điểm chuẩn của chỉ số ADX – và đây cũng được coi là mốc chuẩn để các nhà đầu tư  so sánh. Khi ADX > 25 thị trường được phản ánh với xu hướng rõ ràng. Nếu như ADX < 25 thị trường bị phản ánh rằng thị trường đang gặp tình huống giằng co hay gọi là không có một xu hướng rõ ràng nào hết.


    3. Ưu  điểm và nhược điểm của phân tích kỹ thuật

    Bạn hãy nhìn vào bảng sau để so sánh về ưu điểm và nhược điểm của phương pháp phân tích kĩ thuật này nhé.


    ƯU ĐIỂM

           - Tập trung vào diễn biến giá, dự đoán xu hướng

           - Đem lại kết quả nhanh chóng, không yêu cầu kiến thức quá chuyên sâu

           - Xác định rõ ràng được thời điểm vào lệnh, thoát lệnh hay cut lỗ

           - Nhiều công cụ hỗ trợ phân tích đánh giá thị trường cũng như từng mã cổ phiếu.

    NHƯỢC ĐIỂM

           - Kết quả không thể chính xác mọi thời gian, mang tính chất tương đối

           - Các nhà đầu tư bị ám ảnh bởi tâm lý giao dịch

     


    Comments

    • December 7, 8.00
      D. jhon shikon milon

      Is this article helpful to you?

      LikeReply