ROS là gì? Ví dụ về chỉ số ROS? công thức tính ros
ROS LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ CHỈ SỐ ROS? CÔNG THỨC TÍNH ROS
Mục lục
1. ROS là gì?
2. Cách tính chỉ số ROS
3. Cách đánh giá chỉ số ROS? Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt?
4. Ví dụ về chỉ số ROS
5. Căn cứ vào ROS chúng ta có thể tính toán được gì?
6. Mối quan hệ giữa ROS – ROA - ROE
1. ROS là gì?
Có thể nhiều bạn vẫn chưa biết nhiều về khái niệm ROS. Bên cạnh đó, những thông tin cơ bản liên quan đến ROS cũng khá là mới lạ phải không? Mời bạn đọc bài viêt dưới đây để hiểu thêm về ROS. ROS được biết đến là tên viết tắt của Return On Sales nghĩa là tỷ số lợi nhuận thu được trên doanh thu hay được hiểu là tỷ suất sinh lời trên doanh thu. Để cho dễ hiểu hơn, bạn có thể hình dung như sau. Một doanh nghiệp A thu được 100 đồng doanh thu thì sẽ có được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong 100 đồng doanh thu đó. Tỉ suất ROS sẽ được tính theo phần trăm, và chỉ số này cho thấy được mối quan hệ mật thiết giũa doanh thu doanh nghiệp và lợi nhuận ròng của các nhà đầu tư. Đối với nhiều người Việt họ sẽ hiểu rằng bán 1 đồng lời 1 đồng hay bán 1 đồng lời nửa đồng.
2. Cách tính chỉ số ROS
Người ta sẽ thường tính ROS hay tỉ số lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp trên một quãng thời gian nhất định: tháng, quý hoặc năm. Khi đó, các chuyên gia tài chính sẽ tính tỉ số ROS bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho doanh thu trong kỳ. Khi đó, kết quả thu được sẽ được tính và quản lí theo tỉ lệ phần trăm.
3. Cách đánh giá chỉ số ROS? Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt?
Có nhiều cách để bạn có thể so sánh và từ đó nhìn nhận ra xem tỷ số ROS có thực sự phản ánh đúng và như thế nào mới là tỉ số tốt. Trước tiên bạn có thể so sánh tỷ số ROS của doanh nghiệp với tỉ số ROS của trung bình ngành. Đối với mỗi ngành khác nhau thì chỉ số ROS trung bình ngành khác nhau, nên việc đánh giá ROS của một doanh nghiệp với tỉ số trung bình ngành đó sẽ là việc vô cùng khách quan. Tuy nhiên, có một số ngành thì tỉ số này đứng độc lập. Thường đối với các công ty hoặc các nhà nghiên cứu về đầu tư họ thường đánh giá chỉ số ROS của doanh nghiệp > 10% thì đây là một công ty đang làm ăn có lãi và có kinh tế tiềm năng phá triển tốt. Bên cạnh đó, để có thể phát triển toàn diện và theo dõi sát sao bạn cần nắm được xu hướng của chỉ số ROS của doanh nghiệp. Nói cụ thể hơn, một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững và lâu dài thì nên duy trì tỷ số ROS ít nhất là ổn định hoặc gia tăng theo các năm. Thường thì người ta sẽ theo dõi chỉ số trong giai đoạn it nhất là từ 3 tới 5 năm. Nếu công ty này có tỉ số ROS luôn ổn định hay chỉ số ROS gia tăng thì được đánh giá là công ty tốt. Tuy nhiên, nếu nói việc này phản ánh tất cả về công ty này thì là chưa chính xác. Đôi lúc tỉ số âm là chiến lược công ty muốn thực hiện. Đối với doanh nghiệp mà kinh doanh siêu thị Metro Vietnam nay đã được sang nhượng thành Mega Market thì theo tỉ số ROS doanh nghiệp này thua lỗ liên tục trong khoảng thời gian 12 năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp này vẫn thực hiện được thương vụ mua bán với giá gần 1 tỷ USD. Để mà nói, cứ ROS âm là công ty thua lỗ thì thực sự là một sự phiến diện. Vào năm 2017, người ta biêt đến thương vụ rằng VNG đầu tư vào Tiki gần 400 tỷ VNĐ trong khi Tiki toàn kêu lỗ cho đến tầm 200 tỷ đồng. Vào thời điểm đó vẫn có công ty đưa ra nhận định và muốn mua tiếp cổ phần Tiki với giá cổ phần gấp 4 lần so với Tiki bấy giờ. Vậy thì có gì đó sai sai ở đây nhỉ? Cac nhà đầu tư đang ngớ ngẩn ư. À không, đương nhiên không rồi. Sau thương vụ đó, người ta tính nhẹ nhàng lúc đó thì VNG đã lời 300%. Các hãng xe công nghệ khác cũng y hệt Grab, Uber cũng vậy. Sau một hồi phải cạnh tranh vất vả hay là cùng nhau thu mua tất cả hạ màn chiến thắng cho thiên hạ trầm trồ nhỉ. Trong kinh doanh buôn bán, chủ doanh nghiệp họ sẽ quan tâm tới bản chất kinh doanh: lợi nhuận. Ở một khía cạnh khác, kinh tế nhất định chắc chắn rằng việc quan trọng nhất luôn là tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp hay thông qua giá tị cổ phiếu. Đối với mỗi doanh nghiệp sẽ có mục tiêu khác nhau, vì vậy họ sẽ điều chỉnh tỉ số ROS theo mục tiêu của doanh nghiệp mình. Có một số doanh nghiệp thì họ sẽ thường có các mục tiêu như sau: gia tăng thị phần trong thị trường của mình, tạo dựng hình ảnh khách hàng. Mỗi doanh nghiệp nếu xác định đúng mục tiêu của chính doanh nghiệp mình thì sẽ đem lại lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, chỉ số ROS cần phải theo dõi trong 1 năm hoặc 3-7 năm.
4. Ví dụ về chỉ số ROS
Ta sẽ tìm hiểu công ty cổ phần Nước Thủ Dầu Một vào năm 2018 để hiểu về chỉ số ROS.
Vào năm 2018, công ty cổ phần Nước Thủ Dầu Một kiếm được lợi nhuận sau thuế gần 200 tỷ. Tổng dòng tiền của công ty vào năm 2018 sẽ được tính bằng tổng của doanh thu bán hàng, doanh thu tài chính và thu nhập khác tương đương với 360 tỷ đồng. Khi đó, tỷ số Ros được tính ra với kết quả là 52,4%, từ đó bạn sẽ nhận ra được rằng mỗi đồng doanh thu sẽ còn lại 0,524 đồng lợi nhuận sau khi trừ đi các khoản chi phí khác và thuế.
Nhìn vào bảng dưới đây, tỉ số ROS của TDM từ năm 2015 đến năm 2018 tăng và duy trì trên 20% từ đó nhận ra rằng TDM là một công ty làm ăn có lãi hàng năm. Bên cạnh đó, nhìn chỉ số ROS người ta cũng nhận thấy rằng đây là một doanh nghiệp đáng đầu tư bởi sự tăng trưởng đồng đều các năm.
5. Căn cứ vào ROS chúng ta có thể tính toán được tình hình sinh lợi thực tế của doanh nghiệp
Các nhà phân tích tài chính thường quan tâm tới chỉ số ROS bởi như ta nói ở trên các chỉ số này phản ánh về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định. Bởi lẽ, các nhà đầu tư có thể tìm hiểu về biến động tăng giảm của dòng tiền lưu chuyển và dòng tiền dành cho chi phí của doanh nghiệp. Đối với dòng lưu chuyển tiền tăng người ta hay quan tâm tới cac yếu tố như sau: doanh thu bán hàng, lãi tiền gửi từ ngân hàng, lãi chênh lệch tiền tệ, thu nhập cố định, kinh doanh ngoài và thu nhập chuyển nhượng. Tuy nhiên đối với chi phí, người ta sẽ quan tâm tới các yếu tố sau: vốn bỏ ra, tiền lãi vay, lãi lô chênh lệch tỉ giá tiền tệ và các chi phí nhỏ lẻ khác.
6. Mối quan hệ giữa ROS – ROA – ROE
Nếu đã tim hiểu về chứng khoán chắc chắn bạn làm quen với ba yếu tố ROS – ROA – ROE. Đây là các yếu tổ trong những bảng phân tích đánh giá và đầu tư của doanh nghiệp. ROS như nói ở trên chính là lợi nhuận trên doanh thu. Còn ROA (tỉ suất sinh lời trên tài sản) và ROE ( lợi nhuận trên vốn sở hữu) là hai yếu tố phản ánh về sự phát triển doanh nghiệp. Bởi vì việc đánh giá một doanh nghiệp dựa trên sự kêt hợp nhiều yếu tố nên chúng ta ngầm hiểu rằng những yếu tố này có sự liên kêt với nhau để gộp lại một sự đánh giá hoàn hảo.
Comments
D. jhon shikon milon
Is this article helpful to you?
LikeReply