ROE (Return On Equity) là gì? Cách tính ROE?

    Mục lục

    1. Chỉ số ROE là gì?

    2. Cách tính chỉ số ROE?

    3. Ý nghĩa của chỉ số ROE

    4. Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt

    5. Phân tích ROA và ROE

    6. Các hạn chế khi sử dụng chỉ số ROE

    1. Chỉ số ROE là gì?

    Đối với các cá nhân đang kinh doanh các mặt hàng nào đó thì ROE là một khái niệm khá quen thuộc. Đây là cụm từ viết tắt từ Return on Equity hay được hiểu là lợi nhuận trên số vốn chủ sở hữu hay mặt khác đó là lợi nhuận trên vốn.

    Ví dụ: Khi bạn bỏ ra 100 tỷ để xây một khách sạn đưa vào kinh doanh và đó là tiền của bạn không vay mượn ai cả, sau 6 tháng bạn lời được 10 tỷ thì chỉ số ROE là tỷ số của tiền lời chia cho tiền vốn.

    2. Cách tính chỉ số ROE

    Theo như các nghiên cuus thì chỉ số ROE được tính như sau

    ROE = Lợi nhuận sau thuế (hay gọi là Earnings) / vốn chủ sở hữu (Equity) * 100%

    Để có thể hiểu rõ hơn bạn cần biết rằng lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận ròng của các dòng cổ phiếu thưởng trong khi đó vốn chủ sở hữu lại là nguồn vốn của doanh nghiệp. Để có thể tính toán được chỉ số này đòi hỏi bạn phải là người có am hiểu và đọc hiểu được báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

    Chỉ số ROE: Bao nhiêu là tốt?

    3. Ý nghĩa của chỉ số ROE

    Nhờ vào công thức của ROE mà chúng ta có thể đơn giản hình dung ra rằng, ý nghĩa của chỉ số này chính là giúp chúng ta trả lời câu hỏi “ Vốn một đồng thì lãi lời mấy đồng”. Đương nhiên, ROE chỉ số càng cao thì việc sử dụng vốn để kinh doanh cực kì hiệu quả. ROE cao sẽ kéo theo giá cổ phiếu lên cao thu hút rất nhiều nhà đầu tư nhưng ngược lại ROE mà giảm, sự sụt giảm về đầu tư cũng đi theo từ đó.

    Bên cạnh đó, ROE cũng là chỉ số % được đem ra so sánh với cả lãi suất ngân hàng. Khi chỉ số này thấp hơn lãi ngân hàng thì đây là công ty đang kinh doanh chưa thực sự hiểu quả và ít cạnh tranh hơn trên thương trường. ngược lại khi chỉ số lớn hơn lãi suất hàng năm của ngân hàng thì ROE này là minh chứng rõ nét cho  sự cạnh tranh tiềm tàng của doanh nghiệp.

    4. Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt

    Khi người ta đánh giá năng lực của một doanh nghiệp kinh doanh, họ cũng dựa vào chỉ số ROE. Chỉ số đánh giá quốc tế này cần phải đạt trên 15% thì mới được gọi là kinh doanh tốt và rất tốt trở lên.

    Ví dụ bạn hoàn toàn có thể tham khảo các công ty lớn, như công ty CANSLIM của William O’Neil ROE của doanh nghiệp này đạt trên 15%. Vậy thì nên tính ROE trong khoảng thời gian bao nhiêu năm. Thường người ta hay rỉ tai nhau rằng, chỉ sô này cần được tính toán và theo dõi it nhất 3 năm. Nghĩa là 3 năm liên tiếp ROE lớn hơn 15% thì doanh nhgiejep mới được tin là có vị thế trong thương trường kinh doanh của mình.

    Bên cạnh đó, bạn cũng cần hiểu thêm đến các yếu tố (tác) động của ROE. Cụ thể hơn, ROE là chỉ số có xu hướng có thể tăng hoặc giảm. Bạn không nên chủ quan mà nên chú ý nhìn vào xu hướng tăng giảm của chỉ số, bên cạnh các yếu tố (tác) động đến ROE để phân tích, Chỉ số ROE được tính toán dựa trên các yếu tố lợi nhuận biên, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính. Vì thế dựa vào đây, người ta hoàn toàn có thể nhận định được sự tăng trưởng lợi nhuận ổn định của doanh nghiệp. Liên quan đến cổ phiếu, khi chỉ số ROE qua các năm tăng giá của cổ phiếu sẽ lên trong khi giảm thì giá cổ phiếu sẽ giảm.

    Bạn hoàn toàn có thể tham khảo về chỉ số ROE của doanh nghiệp sưa hàng đầu việt Nam VINAMILK

    Đây là doanh nghiệp luôn có chỉ số ROE lớn hơn 30 qua các năm, và là một doanh nghiệp có chố đứng cao trong thị trường.

    5. Phân tích ROA và ROE

    Đối với các nhà đầu tư thường họ sẽ luôn chú ý tới 2 yếu tố sau ROE (Return on Equity) và ROA (Return on Assets). Có thể nói đây là hai cặp bài trùng luôn được dùng để đánh giá về doanh nghiệp.

    ROA  = Lợi nhuận / Tài sản

    Bạn sẽ thấy đặc điểm khác nhau giữa hai chỉ số này chính là ROA thì chia trên tài sản, còn ROE thì tính trên vốn chủ sở hữu.

    Đòn bẩy tài chính = ROE/ROA = Tài sản / Vốn chủ sở hữu

    Vậy tại sao ROE với ROA lại được quan tâm đến vậy, bởi lẽ đây chính là đòn bẩy tài chính giúp cho doanh nghiệp hoàn thành các tính toán trong các phương án kinh doanh chiến lược. tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp trong các ngành nghề khác nhau thường có các sự khác biệt trong tỉ số kha slowsn. Ngay cả khi hai chỉ số của một doanh nghiệp mà khác nhau quá nhiều họ còn cần kiểm tra lại nữa mà. Vốn của doanh nghiệp luôn được chia làm hai phần gồm vốn vay và vốn chủ. ROE giúp chúng ta nhận định được khả năng lợi nhuận của doanh nghiệp từ các cổ đông góp vốn. Tuy nhiên với các doanh nghiệp vốn sở hữu vay từ ngân hàng thì lại là một câu chuyện khác hoàn toàn. Nói tóm lại, bất kì một chỉ số nào đánh giá doanh nghiệp đều quan trọng, trong bài này thì tôi muốn nhắc rằng ROE và ROE có mối tương quan đặc biệt tới nhau.

    Ví dụ, doanh nghiệp A có tổng giá trị tài sản 100 tỷ đồng và sau 1 năm lợi nhuận sau thuế 10 tỷ đồng. chúng ta sẽ thấy được ROA  của doanh nghiệp này ngang bằng với doanh nghiệp B có tổng giá trị tài sản 5 tỷ đồng và sau một năm thì lợi nhuận sau thuế 500 triệu đồng. Trên thực tế, ta có thể dễ dàng nhận ra rằng quy mô giá trị tài sản doanh nghiệp A cao hơn rất nhiều lần so với doanh nghiệp B tổng giá trị tài sản chỉ có 5 tỷ đồng.

    6. Các hạn chế khi sử dụng chỉ số ROE


    Nếu như ROE là một chỉ số quan trọng, nhưng bản thân bạn không nên ưu ái nó quá. Bởi bạn biêt đó, Roe chỉ là một trong các chỉ số cần thiết giúp bạn có thể hiểu được doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả hay không. Đây không phải yếu tố tất cả để bạn có thể đánh giá toàn doanh nghiệp được. Bên cạnh đó, ROE là chỉ số có thể bị gian lận và chỉnh sửa nếu doanh nghiệp này tìm cách mua cổ phiếu quỹ để làm giảm vốn chủ sở hữu, nhằm tăng kết quả chỉ số ROE lên. Bước cuối là đưa doanh nghiệp ra ngoài thị trường và tạo tên tuổi hơn. Đối với những gà mờ mới vào sàn chứng khoán, họ rất dễ bị dắt mũi bởi những thông tin sai sự thật như thế này. Cuối cùng, mình muốn nhăc ở đây một doanh nghiệp họ thường đầu tư nhiều mảng, thì việc đánh giá doanh thu một mảng trên tổng số vốn sở hữu đầu tư thì khá phiến diện. Bạn cần cân nhăc các yếu tổ khác nữa.

    Comments

    • December 7, 8.00
      D. jhon shikon milon

      Is this article helpful to you?

      LikeReply